Công nghệ lập trình ứng dụng chạy trên Android

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến trúc hệ thống media - lbs (Trang 73 - 75)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Java là một ngôn ngữ lập trình dạng lập trình hƣớng đối tƣợng (OOP). Khác với phần lớn ngôn ngữ lập trình thông thƣờng, thay vì biên dịch mã nguồn thành mã máy hoặc thông dịch mã nguồn khi chạy, Java đƣợc thiết kế để biên dịch mã nguồn thành bytecode, bytecode sau đó sẽ đƣợc môi trƣờng thực thi chạy.

Đặc điểm nổi bật nhất của Java là không phụ thuộc vào hệ điều hành và bộ xử lý. Điều này cho phép một ứng dụng viết bằng Java có thể đƣợc thực hiện trên bất kỳ hệ điều hành và hệ xử lý nào có hỗ trợ Java. Do vậy, nó đƣợc chọn cho việc xây dựng ứng dụng trên Android. Tuy nhiên ngƣời phát triển ứng dụng trên Android chỉ sử dụng 1 phần nhỏ thƣ viện J2EE đƣợc xem là máy ảo Dalvik. Để xây dựng ứng dụng trên Android ta xem xét kiến trúc của Hệ điều hành Android.

Hệ điều hành Android có kiến trúc chia làm 5 tầng chính:

- Tầng lõi ARM Linux: là tầng thấp nhất đƣợc xây dựng từ 2 thành phần chính là Linux kernel và bộ vi xử lý ARM (Acorn RISC Machine). Bộ vi xử lý ARM hoạt động với hiệu suất cao nhƣng tiêu thị năng lƣợng rất ít.

- Tầng thƣ viện: chứa mã nguồn cấp thấp cho những chức năng cơ bản

nhƣ: mã hóa và giải mã âm thanh, hình ảnh kỹ thuật số, trình bày các giao diện đồ họa, bảo mật lƣu lƣợng TCP/IP, …

- Tầng máy ảo Android: là phần mềm dùng để chạy các ứng dụng trên

thiết bị Android, bao gồm tập các thƣ viện lõi. Mỗi ứng dụng Android đƣợc chạy trong 1 tiến trình riêng và 1 máy ảo Dalvik riêng.

- Tầng khung ứng dụng Android: định nghĩa Android API, cung cấp bộ công cụ ở mức cao

- Tầng ứng dụng lõi Android: bao gồm các ứng dụng cơ bản hỗ trợ thêm cho ngƣời lập trình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình C3. 2: Sơ đồ kiến trúc của hệ điều hành Android

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến trúc hệ thống media - lbs (Trang 73 - 75)