Metro Ethernet

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH INTERNET (IPTV) VÀ HỆ THỐNG IPTV TẠI VIỆT NAM doc (Trang 53 - 55)

2. Cho điểm của cán bộ phản biện (Điểm ghi cả số và chữ).

2.6.3.Metro Ethernet

Một công nghệ khác có thể đƣợc triển khai trong mạng lõi là Metro Ethernet. Một liên minh của các nhà cung cấp dịch vụ, cung cấp thiết bị và các công ty về mạng nổi tiếng đã đƣợc thành lập với tên gọi là MEF (Metro Ethernet Forum). MEF chịu trách nhiệm thiết lập các chi tiết kỹ thuật tích hợp các công nghệ Ethernet vào mạng backbone dung lƣợng cao và các mạng lõi. Ngoài việc phát triển các chi tiết kỹ thuật, MEF còn chứng nhận thiết bị Ethernet để sử dụng trong hạ tầng mạng của các nhà cung cấp dịch vụ. Các đặc điểm kỹ thuật và hoạt động của các mạng lõi dựa trên Metro Ethernet bao gồm:

Các thiết bị khác nhau phải thích hợp đặc trƣng về công nghệ mạng lõi, đó là khả năng phục hồi nhanh, hiệu suất thực thi cao và năng mở rộng.

Một số thành phần mạng Metro Ethernet hiện đại có thể hoạt động tại tốc độ lên tới 100 Gbps với khoảng cách xa. Nó cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ một nền tảng mạng lý tƣởng có khả năng phân phối các dịch vụ giá trị gia tăng mới nhƣ IPTV cho khách hàng ở khoảng cách xa tính từ tổng đài khu vực.

Nó thực thi cơ chế hồi phục tinh vi các lỗi xảy ra trên mạng, do đó đảm bảo các dịch vụ nhƣ IPTV không bị ảnh hƣởng do đứt quãng.

Các công nghệ Metro Ethernet hỗ trợ sử dụng việc kết nối các mạch ảo đƣợc định hƣớng, điều đó cho phép các nhà cung cấp dịch vụ IPTV bảo đảm việc phân phối nội dung video chất lƣợng cao bên trong mạng lõi. Các liên kết chuyên dụng này đƣợc gọi là các kết nối ảo Ethernet EVC (Ethernet Virtual Connection). Hình 2.8 trình bày cách sử dụng 4 EVC để cung cấp kết nối giữa trung tâm dữ liệu IPTV và một số tổng đài khu vực.

Chương 3

QUẢN LÝ MẠNG IPTV

Việc phân phối dịch vụ truyền hình trên mạng IP trở thành các thách thức về mặt công nghệ và thƣơng mại cho các nhà cung cấp dịch vụ IPTV. Một trong những thách thức xuất hiện đầu tiên trong hoạt động của mạng IPTV hàng ngày, đó là nhà cung cấp dịch vụ cần phải có năng lực quản lý lƣu lƣợng video và các thành phần hạ tầng mạng IP. Các nhà cung cấp IPTV cần phải có một hệ thống quản lý mạng NMS (Network Management System), đó là các bộ phận giám sát và nhận dạng các sự cố có thể ảnh hƣởng tới việc phân phối các dịch vụ truyền hình tới khách hàng. Một thách thức khác đối với nhà cung cấp là vấn đề cài đặt một dịch vụ IPTV khá phức tạp và tạo ra các áp lực cho tài nguyên mạng của nhà cung cấp dịch vụ. Vì thế, cần phải lập danh sách và chuyên môn hóa các bƣớc cài đặt.

Ngoài việc quản lý và cung cấp các dịch vụ, các nhà khai thác mạng IPTV cũng cần phải bảo đảm việc tiếp nhận dịch vụ của khách hàng thuận lợi hơn so với các dịch vụ đƣợc đƣa ra từ các nhà khai thác truyền hình thu phí khác là truyền hình cáp và vệ tinh. Để tránh đƣợc các thách thức trên, trong phần này đƣa ra một số chức năng hoạt động và kỹ thuật để thành công trong việc triển khai IPTV.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH INTERNET (IPTV) VÀ HỆ THỐNG IPTV TẠI VIỆT NAM doc (Trang 53 - 55)