Tô vật liệu và hiệu chỉnh:

Một phần của tài liệu Bài giảng vẽ kỹ thuật autocad (Trang 25 - 72)

2.10.1. Trình tự tô vật liệu:

- Thực hiện lệnh Bhatch.

- Trên hộp thoại Boundary Hatch chọn Quick tab. - Trên danh sách Type chọn Predefined.

- Trên danh sách Pattern, chọn tên mẫu tô từ danh sách hoặc bấm nút […]bên cạnh danh sách Pattern làm xuất hiện hộp thoại Hatch pattern pallete.b

- Chọn mẫu tô cần thiết và nhấn OK.

- Trên hộp thoại Boundary Hatch định tỉ lệ tại ô soạn thảo Scale, góc quay Angle bằng danh sách kéo xuống hoặc nhập trực tiếp vào ô soạn thảo. Scale chọn là 1 nếu bản vẽ ta định theo hệ mét. Nếu mẫu có tên bắt đầu là AR - thì ta nhập giá trị từ 0, 04 đến 0,08.

- Trên hộp thoại Boundary Hatch chọn Pick points. - Chỉ định một điểm nằm bên trong vùng tô vật liệu.

- Bấm Preview để xem trước, nếu quan sát thấy không thích hợp thì ta hiệu chỉnh Scale, Angle hoặc chọn lại Pattern.

- Để kết thúc lệnh ta chọn OK trên hộp thoại Boundary Hatch.

* Chú ý:

- Nếu muốn tô vật liệu cho nhiều vùng với cùng một mẫu tô thì ta chọn nhiều vùng khác nhau bằng nút Pick point. Muốn chọn mẫu có sẵn trong bản vẽ ta sử dụng nút Inherit Properties.

- Muốn hiệu chỉnh việc tô vật liệu ta dùng lệnh Hatchedit hoặc Properties.

2.10.2. Trang Advanced:

Khi ta chọn trang Advanced thì hộp thoại Boundary Hatch có hình dạng như hình 2.20.

Island Detection Style: chọn kiểu tô vật liệu (Normal, Outer và Ignore).

2.10.3. Hiệu chỉnh việc tô vật liệu:

* Hiệu chỉnh bằng Hatchedit:

Lệnh Hatchedit cho phép ta hiệu chỉnh việc tô vật liệu (tạo bằng lệnh Bhatch). Ta có thể nhập lệnh hoặc nhấp đúp phím trái của chuột vào đối tượng tô vật liệu sẽ xuất hiện hộp thoại Hatchedit tương tự như hộp thoại Boundary Hatch. Ta hiệu chỉnh mặt cắt theo các nút chọn của hộp thoại này.

Command: Hatchedit ↵

Select associative: chọn mặt cắt cần hiệu chỉnh, * Hiệu chỉnh bằng Properties window:

Sử dụng lệnh Properties làm xuất hiện Properties window. Tại đây ta có thể hiệu chỉnh: Type, Pattern, Angle, ... của mẫu tô. Trình tự hiệu chỉnh như hiệu chỉnh Text hoặc Layer.

Chương 3 Các lnh hiu chnh và to hình hình hc

3.1. Các phương pháp lựa chọn đối tượng:

* Pickbox: Sử dụng ô chọn, mỗi lần ta chỉ chọn được một đối tượng. Tại dòng nhắc "Select objects: " xuất hiện ô vuông, ta kéo ô vuông này giao với đối tượng cần chọn và nhấp phím chọn.

* Auto: Tại dòng nhắc "Select objects: " ta chọn hai điểm để xác định khung cửa sổ. Nếu điểm đầu tiên bên trái, điểm thứ hai bên phải thì chỉ những đối tượng nào nằm trong khung cửa sổ mới được chọn (tương tự phương pháp Window). Nếu điểm đầu tiên nằm bên phải và điểm thứ hai nằm bên trái thì những đối tượng nào nằm trong và giao với khung cửa sổ sẽ được chọn (tương tự Crossing Window).

* Window (W): Sử dụng khung cửa sổ để lựa chọn đối tượng. Tại dòng nhắc "Select objects: " ta nhập W. Chọn 2 điểm W1 và W2 để xác định khung cửa sổ, những đối tượng nào nằm trong khung cửa sổ sẽ được chọn.

* Crossing Window (C): Sử dụng cửa sổ cắt để lựa chọn đối tượng. Tại dòng nhắc "Select objects: " ta nhập C. Chọn hai điểm W1 và W2 để xác định khung cửa sổ. Khi đó những đối tượng nào nằm trong hoặc giao với khung cửa sổ sẽ được chọn.

* Fence (F): Lựa chọn này cho phép định các điểm để tạo một đường cắt bao gồm nhiều phân đoạn, đối tượng nào giao với đường cắt này sẽ được chọn. Khi nhập F

tại dòng nhắc "Select objects: " sẽ xuất hiện các dòng nhắc để ta chọn các đỉnh của Fence.

Select objects: F ↵

First fence point: điểm đầu tiên của fence

Specify endpoint of line or [Undo]: điểm kế tiếp của fence

Specify endpoint of line or [Undo]: điểm kế tiếp của fence hoặc nhấn Enter để kết thúc.

* Previous (P): Chọn lại các đối tượng đã chọn tại dòng nhắc "Select objects: " của một lệnh hiệu chỉnh (Modify) thực hiện cuối cùng nhất.

* All: Tất cả các đối tượng trên bản vẽ hiện hành sẽ được chọn.

* Remove (R): chuyển sang chế độ bỏ bớt các đối tượng từ nhóm đối tượng đã chọn. Khi nhập R tại dòng nhắc "Select objects: " sẽ xuất hiện dòng nhắc "Remove objects: ". Tại dòng nhắc cuối cùng này ta có thể sử dụng tất các các phương pháp lựa chọn đối tượng đã trình bày để bỏ bớt các đối tượng. Ta còn có thể bỏ bớt các đối tượng tại dòng nhắc "Select objects: " bằng cách đồng thời giữ phím Shift và sử dụng các phương pháp lựa chọn đối tượng.

* Add (A): muốn chuyển từ chế độ bỏ bớt các đối tượng "Remove objects: " sang chế độ chọn thêm đối tượng "Select objects: " thì tại dòng nhắc Remove objects: " ta nhập A.

* Undo: huỷ bỏ đối tượng vừa được chọn.

3.2. Huỷ bỏ lệnh đã thực hiện (lệnh Undo):

Lệnh Undo dùng để huỷ bỏ lần lượt các lệnh thực hiện trước đó.

;Các lựa chọn:

* Auto: khi nhập A sẽ xuất hiện dòng nhắc: Enter UNDO Auto mode [ON/OFF] <On>:

Nếu là On thì các đối tượng được vẽ trong mỗi lệnh xem như là một nhóm. Ví dụ các đoạn thẳng vẽ bằng một lệnh Line sẽ được huỷ bỏ bởi một lần Undo.

* Number <1>: số các lệnh mà AutoCAD sẽ Undo. Ta có thể nhập số bất kỳ.

3.3. Xoá đối tượng (lệnh Erase):

Lệnh Erase dùng để xoá các đối tượng ta chọn trên bản vẽ hiện hành. Sau khi chọn đối tượng xong ta chỉ cần nhấn phím Enter thì lệnh được thực hiện.

Command: E ↵

Select objects: chọn đối tượng cần xoá

Select objects: chọn đối tượng cần xoá hoặc nhấn phím Enter để kết thúc việc lựa chọn và thực hiện lệnh.

3.4. Dịch chuyển đối tượng (lệnh Move):

Lệnh Move dùng để dịch chuyển một hay nhiều đối tượng từ vị trí hiện tại đến một vị trí bất kỳ trên hình vẽ. Ta có thể vẽ một phần của hình vẽ tại vị trí bất kỳ, sau đó sử dụng lệnh Move để dịch chuyển đến vị trí cần thiết.

Command: M ↵

Select objects: chọn các đối tượng cần dịch chuyển.

Select objects: tiếp tục chọn các đối tượng hoặc Enter để kết thúc việc lựa chọn.

Specify base point or displacement: chọn điểm chuẩn hay nhập khoảng dịch chuyển.

Specify second point of displacement or <use first point as displacement>: điểm mà đối tượng dịch chuyển đến.

- Điểm Base point và Second point of displacement có thể chọn bất kỳ.

- Nếu muốn dịch chuyển đối tượng cần vị trí chính xác thì tại Base point và Second point of displacement ra dùng các phương thức truy bắt điểm.

- Điểm Base point ta chọn bất kỳ hoặc truy bắt điểm và Second point of displacement dùng toạ độ tương đối hoặc toạ độ cực tương đối.

- Tại dòng nhắc lệnh "Base point or displacement ..." ta có thể nhập khoảng dời theo phương X và Y, khi đó tại dòng nhắc tiếp theo ta nhấn phím Enter.

3.5. Sao chép đối tượng (lệnh Copy):

Lệnh Copy dùng để sao chép các đối tượng được chọn theo phương tịnh tiến và sắp xếp chúng theo các vị trí xác định. Thực hiện lệnh Copy tương tự lệnh Move.

Command: CO ↵

Select objects: chọn các đối tượng cần sao chép

Select objects: chọn các đối tượng cần sao chép hay nhấn phím Enter đê kết thúc việc lựa chọn.

Specify base point or displacement, or [Multiple]: chọn điểm chuẩn bất kỳ.

Specify second point of displacement or <use first point as displacement>: chọn vị trí của các đối tượng sao chép.

* Multiple: lựa chọn Multiple dùng để sao chép nhiều bản từ nhóm các đối tượng được chọn.

Command: CO ↵

Select objects: chọn các đối tượng cần sao chép

Select objects: chọn các đối tượng cần sao chép hay nhấn phím Enter đê kết thúc việc lựa chọn.

Specify base point: chọn điểm chuẩn.

Specify second point of displacement or <use first point as displacement>: chọn điểm sao chép.

Specify second point of displacement or <use first point as displacement>: tiếp tục chọn điểm sao chép hoặc nhấn Enter để kết thúc lệnh.

3.6. Quay đối tượng (lệnh Rotate):

Lệnh Rotate thực hiện phép quay các đối tượng được chọn chung quang một điểm chuẩn (base point) gọi là tâm quay.

Command: RO ↵

Current positive angle in USC: ANGDIR=counterclockwise ANGBASE=0 Select objects: chọn đối tượng cần quay

Select objects: chọn đối tượng cần quay hoặc nhấn Enter để kết thúc việc lựa chọn.

Specify base point: chọn tâm quay

Specify rotation angle or [Reference]: chọn góc quay hoặc nhập R để nhập góc tham chiếu ↵

* Reference: nếu nhập R tại dòng nhắc cuối sẽ làm xuất hiện:

Specify the reference angle <0>: góc tham chiếu

Specify the new angle <>: giá trị góc mới

3.7. Đối xứng (lệnh Mirror):

Lệnh Mirror dùng để tạo các đối tượng mới đối xứng với các đối tượng được chọn qua một trục, trục này được gọi là trục đối xứng (mirror line). Nói một cách khác, lệnh Mirror là phép quay các đối tượng được chọn trong một không gian chung quan trục đối xứng một góc 1800.

Command: MI ↵

Select objects: chọn các đối tượng để thực hiện lệnh Mirror.

Select objects: chọn các đối tượng hoặc nhấn Enter để kết thúc việc lựa chọn.

Specify first point of mirror line: chọn điểm thứ nhất của trục đối xứng.

Specify second point of mirror line: chọn điểm thứ hai của trục đối xứng.

Delete source objects? [Yes/No] <N>: xoá đối tượng được chọn hay không? Nhập N nếu không muốn xoá đối tượng được chọn, nhập Y nếu muốn xoá đối tượng được chọn.

Nếu muốn hình đối xứng của các dòng chữ không bị ngược thì trước khi thực hiện lệnh Mirror ta gán biến MIRRTEXT =0 (giá trị mặc định MIRRTEXT =1).

Command: MIRRTEXT ↵

Enter new value for MIRRTEXT <1>: 0 ↵

3.8. Tạo các đối tượng song song với đối tượng cho trước (lệnh Offset) Offset)

Lệnh Offset dùng để tạo các đối tượng mới song song theo hướng vuông góc với các đối tượng được chọn. Đối tượng được chọn để tạo các đối tượng song song có thể là line, circle, arc, pline, spline, …

Tuỳ vào đối tượng được chọn ta có các trường hợp sau:

- Nếu đối tượng được chọn là đoạn thẳng thì sẽ tạo ra đoạn thẳng mới có cùng chiều dài. Hai đoạn thẳng này tương tự như hai cạnh song song của hình chữ nhật.

- Nếu đối tượng được chọn là đường tròn thì ta có đường tròn đồng tâm.

- Nếu đối tượng được chọn là cung tròn thì ta có cung tròn đồng tâm và góc ở tâm bằng nhau.

- Nếu đối tượng được chọn là pline, spline thì ta tạo một hình dáng song song. 5Các lựa chọn:

* Offset Distance: nhập khoảng cách giữa các đối tượng song song.

Command: O ↵

Offset distance or Through <Through>: nhập khoảng cách giữa hai đối tượng song song ↵

Select object to offset: chọn đối tượng để tạo đối tượng song song với nó.

Side to offset?: chọn điểm bất kỳ về phía cần tạo đối tượng mới song song.

Select object to offset: tiếp tục chọn hoặc nhấn Enter để kết thúc lệnh.

* Through: các đối tượng song song sẽ đi qua một điểm (Through point).

Command: O ↵

Offset distance or Through <Through>: T ↵

Select object to offset: chọn đối tượng để tạo đối tượng song song với nó.

Through point: truy bắt điểm mà đối tượng mới được tạo sẽ đi qua.

3.9. Xén một phần đối tượng nằm giữa hai đối tượng giao nhau (lệnh Trim) (lệnh Trim)

Lệnh Trim dùng để xoá đoạn cuối của đối tượng được giới hạn bởi đối tượng giao hoặc đoạn giữa của đối tượng được giới hạn bởi hai đối tượng giao.

Command: TR ↵

Current settings: Projection=USC Edge=None Select cutting edges …

Selects objects: chọn đối tượng giao với đoạn mà ta muốn xén.

Selects objects: chọn tiếp các đối tượng giao hoặc nhấn Enter để kết thúc việc lựa chọn.

Select object to trim or shift-select to extend or [Project/Edge/Undo]: chọn đối tượng cần xén hoặc giữ phím SHIFT đồng thời chọn đối tượng để extend.

Select object to trim or shift-select to extend or [Project/Edge/Undo]: tiếp tục chọn đoạn cần xén hoặc nhấn Enter để kết thúc lệnh.

* Chú ý:

- Tại dòng nhắc " Select objects: " nếu muốn chọn tất cả các đối tượng ta chỉ cần nhấn phím Enter, dòng nhắc tiếp của lệnh Trim sẽ xuất hiện.

- Nếu tại dòng nhắc " Select object to trim or shift-select to extend or [Project/Edge/Undo]: " ta chọn đa tuyến thì sẽ xén một phần hình của đa tuyến.

5Các lựa chọn khác:

* Shift-select to extend: giữ phím Shift và chọn đối tượng để thực hiện lệnh Extend (kéo dài các đối tượng đến Cutting Edge).

* Edgemode: là lựa chọn của lệnh Trim cho phép ta chọn Cutting Edges là đối tượng chỉ giao với đối tượng xén khi kéo dài (Extend hoặc No extend)

Command: TR ↵

Current settings: Projection=USC Edge=None Select cutting edges …

Selects objects: chọn đối tượng giao với đoạn mà ta muốn xén.

Selects objects: ↵

Select object to trim or shift-select to extend or [Project/Edge/Undo]: E ↵

Enter an implied edge extention mode [Extend/No extend] <No extend>: E ↵ (lựa chọn Extend).

Select object to trim or shift-select to extend or [Project/Edge/Undo]: F ↵ (lựa chọn phương pháp chọn đối tượng Fence).

First fence point: chọn điểm thứ nhất.

Specify endpoint of line or [Undo]: chọn điểm thứ hai

Specify endpoint of line or [Undo]: chọn điểm tiếp theo hoặc nhấn Enter để kết thúc.

Select object to trim or shift-select to extend or [Project/Edge/Undo]: chọn đoạn cần xén hoặc nhấn Enter để kết thúc lệnh.

* Undo: lựa chọn này cho phép phục hồi lại đoạn vừa được xén.

3.10. Kéo dài đối tượng đến đối tượng biên (lệnh Extend):

Ngược lại với lệnh Trim, lệnh Extend dùng để kéo dài một đối tượng (object to extend) đến giao với một đối tượng được chọn (được gọi là đường biên "Boundary edge"). Đối tượng là đường biên còn có thể là đối tượng cần kéo dài.

Command: EX ↵

Current settings: Projection=USC Edge=None Select boundary edges …

Select objects: chọn đối tượng là đường biên. Nếu nhấn phím Enter sẽ chọn tất cả các đối tượng trên bản vẽ, kết thúc việc lựa chọn đối tượng và tiếp tục lệnh.

Select object: chọn tiếp các đối tượng làm đường biên hoặc Enter để kết thúc việc lựa chọn.

Select object to extend or shift-select to trim or [Project/Edge/Undo]: chọn đối tượng cần kéo dài.

Select object to extend or shift-select to trim or [Project/Edge/Undo]: chọn tiếp các đối tượng cần kéo dài hoặc nhấn Enter để kết thúc lệnh.

5Các lựa chọn:

* Shift- select to trim: giữ phím Shift và chọn đối tượng để thực hiện lệnh Trim.

* Edgemode: tương tự như lệnh Trim. Sử dụng lựa chọn Edgemode với lựa chọn Extend để kéo dài một đoạn thẳng đến một đoạn thẳng không giao với nó.

* Undo: dùng để huỷ bỏ thao tác vừa thực hiện.

3.11. Sao chép đối tượng theo mảng (lệnh Array):

Lệnh Array dùng để sao chép các đối tượng được chọn thành mảng theo hàng và cột (Rectangular array hay sắp xếp chung quanh tâm (Polar array).

3.11.1. Rectangular Array:

Dùng để sao chép các đối tượng thành mảng có số hàng và số cột nhất định

Command: AR ↵

Select objects: chọn các đối tượng cần sao chép

Select objects: tiếp tục chọn các đối tượng hoặc nhấn Enter để kết thúc việc lựa chọn.

Enter the type of array [Rectangular/Polar]: R ↵

Enter the number of rows (---) <1>: nhập số hàng ↵

Enter the number of column (|||) <1>: nhập số cột ↵

Enter the distance between rows or specify unit cell (---):nhập giá trị của khoảng cách từ một điểm bất kỳ trên một đối tượng đến điểm tương ứng của một đối tượng trên hàng kế tiếpn, giá trị này có thể âm hoặc dương.

Specify the distance between rows (|||):nhập khoảng các giữ các cộtn, giá trị này có thể âm hoặc dương.

Ta có thể dùng ô đơn vị (Unit cell) để nhập khoảng cách giữa các hàng và cột, Unit cell là ô đơn vị hình chữ nhật, khoảng cách theo trục hoành của ô này sẽ là khoảng cách giữa các cột và khoảng cách theo trục tung là khoảng cách giữa các hàng.

Enter the distance between rows or specify unit cell (---):chọn điểm thứ nhất của ô đơn vị.c

Specify opposite corner: chọn điểm thứ hai của ô đơn vị.

3.11.2. Polar Array:

Lựa chọn này dùng dể tạo các dãy sắp xếp chung quanh một tâm. Lựachọn này của lệnh Array tương đương lệnh Copy và Rotate.

Command: AR ↵

Select objects: chọn các đối tượng cần sao chép

Select objects: tiếp tục chọn các đối tượng hoặc nhấn Enter để kết thúc việc lựa

Một phần của tài liệu Bài giảng vẽ kỹ thuật autocad (Trang 25 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)