0
Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Kết quả phương pháp kết hợp gia tải trước và hút chân không có bấc thấm

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CỐ KẾT CỦA ĐẤT (Trang 47 -57 )

I. Mô phỏng bài toán

I.6. Kết quả phương pháp kết hợp gia tải trước và hút chân không có bấc thấm

Hình 28

Dựa vào biểu đồ quan hệ giữa U~t ta có kết quả áp lực nước lỗ rỗng tiêu tán đạt 90

I.6.2. Kết quả biểu đồ độ lún theo thời gian t

Hình 29

Dựa vào biểu đồ quan hệ độ lún ~ thời gian sau 21 ngày độ lún cố kết đạt được là

1,70m.

Độ lún cuối cùng sau 365 ngày là : 1,294 m

Hình 30

II. Đánh giá và kết luận

Hình 31

Dựa vào biểu đồ quan hệ U~T ở trên ta thấy :

Sau 30 ngày phương pháp gia tải trước không có bấc thấm cho kết quả 5,5% áp lực nước lỗ rỗng tiêu tán.

Sau 24 ngày phương pháp gia tải trước có bấc thấm cho kết quả 90% áp lực nước lỗ rỗng tiêu tán.

Sau 21 ngày 2 phương pháp hút chân không và phương pháp kết hợp chân không và gia tải trước có bấc thấm đều cho kết quả 90% áp lực nước lỗ rỗng tiêu tán.

Như vậy, phương pháp kết hợp chân không và gia tải trước có bấc thấm cho hiệu quả cố kết nhanh nhất.

Kết luận tốc độ tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng của phương pháp gia tải trước kết hợp với chân không là nhanh nhất so với các phương pháp còn lại.

II.2. Biểu đồ tổng hợp quan hệ độ lún theo thời gian của 4 bài toán

Hình 32

Từ biểu đồ lún tổng hợp trên cho thấy độ lún nền sau khi áp dụng phương pháp gia tải trước kết hợp chân không có bấc thấm là lớn nhất.

II.3.Kết luận chung

Phương pháp gia tải trước kết hợp chân không có tốc độ tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng nhanh nhất, đạt độ lún lớn nhất.

Tuy nhiên, ba phương pháp còn lại cũng có những ưu nhược điểm thích hợp với đặc điểm của từng loại nền công trình. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để xử lý nền đất yếu phải dựa vào nhiều yếu tố như : đặc điểm nền đất yếu, điều kiện địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, quy mô của công trình, thời gian xây dựng, vốn đầu tư...

Trong khuôn khổ của đề tài cộng với những kiến thức thực tế đã học hỏỉ được, chúng em đưa ra bảng tổng kết sau đây có thể giúp cho việc lựa chọn phương pháp xử lý nền đất yếu hợp lý nhất:

Bảng tổng kết, so sánh hiệu quả của các phương phápxử lý nền đất yếu

STT Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm

1 Gia tải trước không có bấc thấm

Đơn giản, chi phí thấp,không yêu cầu kỹ thuật cao, thích hợp với các công trình móng nông,công trình thấp tầng.

Thời gian xử lý lâu, hiệu quả thấp đối với các công trình nhà cao tầng và công trình móng sâu.

2 Gia tải trước có bấc thấm

Tương tự như phương pháp gia tải trước nhưng có hiệu quả cao hơn nhờ sử dụng bấc thấm, là công nghệ phổ biến hiện nay.

Tương tự như phương pháp gia tải trước

3 Hút chân không có bấc thấm

Thời gian xử lý nhanh, rút ngắn tiến độ thi công, hiệu quả cao đối với các công trình móng sâu, công trình cao tầng.

Chi phí lớn, yêu cầu công nghệ kỹ thuật cao.

4 Kết hợp gia tải trước và hút chân không có sử dụng bấc thấm

Tổng hợp được tất cả các ưu điểm của 3 phương pháp trên.

Chi phí lớn, yêu cầu công nghệ kỹ thuật cao.

CHƯƠNG IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận

Sau hơn một tháng làm việc và nghiên cứu tích cực và nghiêm túc nhất nhóm đã tìm hiểu rõ về lý thuyết cố kết thấm và làm sáng tỏ sự giống và khác nhau cũng như, ưu nhược điểm của 2 phương pháp xử lý nền đất yếu hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay. Mô phỏng với 4 bài toán thực tế sau:

1. Phương pháp gia tải trước không sử dụng bấc thấm 2. Phương pháp gia tải trước có sử dụng bấc thấm 3. Phương pháp hút chân không có sử dụng bấc thấm

4. Phương pháp kết hợp gia tải trước và hút chân không có sử dụng bấc thấm.

Dựa vào những kết quả thực tế phân tích được ở trên có thể đưa ra kết luận rằng phương pháp gia tải trước kết hợp hút chân không có sử dụng bấc thấm mang lại hiệu quả tốt nhất trong công tác xử lý nền móng công trình. Thời gian xử lý được rút ngắn đảm bảo tiến độ xây dựng công trình.

II. Kiến nghị

Mặc dù nhóm chúng em đã rất cố gắng để đề tài có được kết quả như ngày hôm nay, song do trình độ và năng lực còn hạn chế, thời gian nghiên cứu ngắn nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu xót. Nhóm chúng em mong được sự đánh giá, nhận xét và góp ý của các thầy, cô giáo, những người kỹ sư và những người quan tâm đến đề tài này để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.

Qua đây, chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này. Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo -Thạc sỹ : Nguyễn Văn Anh đã tận tình và tâm huyết hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài này.

Cuối cùng chúng em thấy phong trào nghiên cứu khoa học là cơ hội rất tốt để chúng em những sinh viên có cơ hội tiếp cận thực tiễn, kiến thức khoa học, nâng cao khả năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tìm hiểu và trình bày một vấn đề khoa học. Mong nhà trường và ban chủ nhiệm khoa quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện để phong trào nghiên cứu khoa học sinh viên trường ĐHTL ngày càng phát triển và phổ biến hơn nữa.

Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 08/05/2010. Thực hiện đề tài Nhóm SV 49C4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GT Cơ học đất Trường Đại học Thuỷ Lợi năm 2006 / GS.TSKH Cao Văn Chí (Chủ biên), PGS.TS Trịnh Văn Cương.

2. GT Nền Móng Trường Đại học Thuỷ Lợi năm 1996 / Bộ Môn Địa – Cơ -Nền móng.

3. Tóm tắt nội dung Cơ Học Đất cho K49 / Bản dịch ĐHTL năm 2009 (ROBERT D.HOLTZ & WILLIAM D.KOVACS)

4. THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM MINISTRY OF TRANSPORT

VIETNAM EXPRESSWAY CORPORATION

SOUTHERN EXPRESSWAY PROJECTS MANAGEMENT UNIT (SEPMU)

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ ĐẤT YẾU Gói thầu 3

Tháng 9 năm 2008 Joint Venture of Nippon Koei CO., Ltd.

KRI International Corporation HAFICO Group Holding Co. Mekong Economics Ltd.

5. EXISTING PROBLEMS OF VIETNAMESE DESIGN STANDARDS

FOR HIGHWAY EMBANKMENT ON SOFT GROUND Phạm Văn Long

Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Vina Mekong (VMEC), TPHCM, VN

6. “Cơ sở của phương pháp luận của việc ứng dụng phương pháp gia cố nền đất yếu bằng cọc cát, xi măng, vôi ’’.

1.TẠ ĐỨC THỊNH / Đại học Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội 2. VŨ THIẾT HÙNG / Viện nghiên cứu Địa chất và khoáng sản, Thanh Xuân, Hà Nội.

7. Xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cọc đất - xi măng kết hợp

gia tải nén trước

Huỳnh Ngọc Sang, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Hữu Tín

(Nguồn tin: T/C Phát triển Khoa học & công nghệ, tập 8/2005)

8. Vacuum preloading consolidation of reclaimed land: a case study

J.Q. Shang, M. Tang, and Z. Miao

9. Vacuum and surcharge combined one-dimensional consolidation of clay soils

E. Mohamedelhassan and J.Q. Shang

10. Vacuum Preloading Techniques – Recent Developments and Applications

J.chu * S.Yan+ B.Indrảatna+

Faculty of engineering – University of Wollongong – China 2008

11. Đánh giá cố kết các công trình gia tải trước bằng hút chân không

J.chu và S.W.Yan

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CỐ KẾT CỦA ĐẤT (Trang 47 -57 )

×