Đặc điểm địa chất công trình tuyến Trung Ph-

Một phần của tài liệu Địa chất khu vùng Trà Kiên (Trang 29 - 32)

IV Điều kiện địa chất công trình khu vực Lộc Đại

V.5. Đặc điểm địa chất công trình tuyến Trung Ph-

Sau khi tiến hành đào các hố thăm dò kết hợp khảo sát cho thấy đặc điểm địa chất tại khu vực tuyến Trung Phớc nh sau:

- Lớp 2: Sét pha màu xám, xám nhạt. Nguồn gốc aluvi (aQ). Trạng thái dẻo cứng. Chiều dày: 1,60 m.

- Lớp 3: Cuội sỏi, cát màu xám, xám nhạt, gắn kết chặt. Nguồn gốc aluvi (aQ). Chiều dày hơn 1,20 m.

- Lớp 4: Sét pha màu xám, xám vàng, xám nâu lẫn dăm sạn. Nguồn gốc eluvi - deluvi (edQ). Trạng thái nửa cứng đến cứng. Chiều dày: 1,90 - 2,50 m.

- Lớp 4a: Sét pha màu xám, xám vàng, xám nâu. Nguồn gốc eluvi - deluvi (edQ). Trạng thái nửa cứng. Chiều dày 0,80m.

- Lớp 5: Granit màu nâu vàng, nâu tím, phong hoá vừa đến mạnh, khá mềm bở.

V.6. Vật liệu xây dựng:

- Đất đắp: Tại khu vực này quá trình phong hoá xảy ra mạnh mẽ tạo ra lớp vỏ phong hoá khá dày, thành phần lớp này gồm sét, sét pha lẫn nhiều dăm, sạn, có thể khai thác làm vật liệu xây dựng.

- Đá xây dựng: Có thể khai thác đá granit tại các dãy núi bên trái tuyến làm vật liệu, trữ lợng phong phú, chất lợng đảm bảo yêu cầu.

Kết luận: Tuyến Trung Phớc ngắn, nền công trình gồm các lớp: sét pha, cuội sỏi, sét pha lẫn dăm sạn, dới là granit phong hoá. Với các đập nhỏ và trung bình, vấn đề ổn định không đáng ngại. Lớp cuội sỏi nằm dới móng công trình cần phải xử lý và nên bóc bỏ lớp granit phong hoá.

Kết luận

Sau khi hoàn thành công tác khảo sát địa chất, địa chất công trình tại các khu vực trên lu vực sông Vũ Gia - Thu Bồn có thể rút ra những kết luận sau đây:

1. Trong phạm vi vùng nghiên cứu có mặt các phân vị địa tầng sau:

- Hệ tầng Khâm Đức (PR2-3kđ) gồm đá phiến amphibol, amphibolit, đá phiến

mica, gneisbiotit, đá phiến biotit, đá phiến kết tinh, gneis amphibol với lớp kẹp đá hoa. - Hệ tầng Núi Vú (PR2-3nv) gồm đá phiến lục, đá phiến thạch anh mica, đá phiến thạch anh sericit, đá phiến silic.

- Hệ tầng A Vơng (C2 - O1av) gồm đá phiến thạch anh sericit clorit, sericit thạch anh, đá phiến thạch anh 2 mica, đá phiến silic, thạch anh biotit xen quarzit, thấu kính đá hoa ở phần trên.

- Hệ tầng Tân Lâm (D1tl) gồm cát kết dạng quarzit, sạn kết, cuội kết xen đá phiến sét.

- Hệ tầng Ngũ Hành Sơn (C - Pnhs) gồm đá vôi bị hoa hoá xen kẽ các loại đá phiến thạch anh sericit, đá phiến dạng quarzit.

- Hệ tầng Sông Bung (T1-2sb) gồm sạn kết, cát kết, bột kết, cuội kết tuf, cát kết tuf, ryolit porphyr.

- Hệ tầng Nông Sơn (T3n-rns) gồm cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết, bột kết than và các vỉa than.

- Hệ tầng Bàn Cờ (J1bc) gồm các trầm tích hạt thô: cuội kết, sạn kết, cát kết. - Hệ tầng Khe Rèn (J1kr) gồm cát kết, bột kết, sét vôi, vôi sét.

- Hệ tầng Hữu Chánh (J2hc) có thành phần thạch học gồm chủ yếu là sự xen kẽ giữa các tập cát kết và bột kết, đôi khi gặp lớp mỏng hoặc thấu kính sạn kết, cuội kết.

- Hệ tầng Đại Nga (βN2đn) gồm basalt olivin, basalt dạng lỗ hổng, basalt dạng khối và dòng chảy

- Hệ tầng ái Nghĩa (Nan) gồm cuội kết, sạn kết chứa cuội chuyển lên cát kết, bột kết, sét kết.

- Hệ Đệ Tứ (Q) bao gồm nhiều hệ tầng với nhiều nguồn gốc khác nhau tuy thành phần khá giống nhau.

Bên cạnh các thành tạo trầm tích và trầm tích nguồn núi lửa còn có nhiều phức hệ magma xâm nhập nh phức hệ Tà Vi, Chu Lai, Hiệp Đức, Núi Ngọc, Điệng Bông, Trà Bồng, Đại Lộc, Bến Giằng - Quế Sơn, Cha Val, Hải Vân, Đèo Cả, Bà Ná.

2. Về mặt địa chất thuỷ văn, trên lu vực sông Vũ Gia - Thu Bồn có mặt các tầng chứa nớc:

- Tầng chứa nớc lỗ hổng trong các trầm tích Pleistocen.

- Tầng chứa nớc lỗ hổng trong các trầm tích Đệ tứ không phân chia. - Tầng chứa nớc khe nứt trong các trầm tích Neogen.

- Các tầng chứa nớc khe nứt.

Trữ lợng khai thác tiềm năng nớc dới đất trên toàn lu vực sông Vũ Gia - Thu Bồn là 4.225.850 m3/ng

3. Qua kết quả công tác khảo sát địa chất công trình tại các khu vực Trà Kiên, Xuyên Trà, Đồng Bò, Lộc Đại, Trung Phớc cho thấy: Hầu hết các tuyến có chiều dài ngắn hoặc trung bình. Nền các công trình gồm 3 lớp đến 5 lớp. Phía dới là granit phong hoá vừa đến yếu ổn định khá tốt, trên là các lớp sét nguồn gốc eluvi - deluvi, trên cùng là lớp sét pha hoặc cát pha nguồn gốc aluvi. Vấn đề ổn định nhìn chung không đáng ngại, tuy nhiên cần lu ý đến khả năng thấm qua nền và vai công trình.

Vật liệu xây dựng trong vùng nhìn chung khá phong phú. Đất đắp và đá xây dựng có thể khai thác tại chỗ, chất lợng và trữ lợng đáp ứng đợc yêu cầu xây dựng. Cát sỏi nhiều nơi không có nên phải mua từ nơi khác đến.

4. Tồn tại:

- Tại các khu vực khảo sát do không tiến hành lấy mẫu đất, đá để thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý cho nên việc phân loại, đánh giá đặc tính địa chất công trình của các loại đất nền chủ yếu dựa vào các quan sát thực địa và kinh nghiệm.

- Việc đánh giá các loại vật liệu còn sơ lợc nên giai đoạn sau cần phải nghiên cứu chi tiết hơn.

Một phần của tài liệu Địa chất khu vùng Trà Kiên (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w