Nghĩa trị quốc của các tư tưởng triết học Hy Lạp

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUAN ĐIỂM VỀ CÁCH TRỊ QUỐC CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC THỜI CỔ ĐẠI (Trang 26 - 29)

Lịch sử triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại có thể chia làm ba thời kỳ. Xuyên suốt ba thời kỳ ấy là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm mà đỉnh cao là cuộc đấu tranh giữa đường lối duy vật của Đê-mô-crít và đường lối duy tâm của Pla-tôn. Thời kỳ này, các triết gia đã tìm cách xác định bản chất và ý nghĩa của những gì được gọi là xã hội tốt đẹp, nhà nước và xã hội mẫu mực phải có những đặc điểm gì. Tư tưởng và cách lý giải của họ đã được đúc kết lại thành những hệ thống quan điểm khác nhau về một nhà nước lý tưởng.

Triết học Đêmôcrít là sự kế thừa và phát triển lên một trình độ cao các quan điểm duy vật (của trường phái Milê) và tư tưởng biện chứng (của Hêraclít) trước đó, đưa triết học của ông trở thành đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại. Ông đứng trên lập trường của chủ nô dân chủ , bảo vệ nền dân chủ Aten chống lại chế độ chuyên chính. Ông cho rằng “Cái nghèo trong chế độ dân chủ cũng quý hơn cái hạnh phúc của công dân dưới thời quân chủ giống như là tự do quý hơn nô lệ”. Nhưng do xuất thân từ tầng lớp chủ nô nên ông chỉ đề cập đến dân chủ của chủ nô và công dân tự do; còn nô lệ phải biết tuân theo người chủ. Ông coi nhà nước là trụ cột của xã hội và cần trừng trị những kẻ vi phạm pháp luật hay các chuẩn mực đạo đức. Ông chống phái chủ nô quý tộc mà ủng hộ chủ nô dân chủ, bởi theo ông, như vậy là bảo vệ quyền lợi về kinh tế và gắn liền với sự phát triển công nghiệp, thương mại. Ông cũng ca ngợi tính ôn hoà, tình thân ái và bảo vệ quyền lợi, lợi ích cũng tầng lớp dân tự do. Một cuộc sống được gọi là hạnh phúc khi mình cảm thấy được tự do trong chế độ dân chủ, ngược lại nếu giàu có mà sống trong chế độ quân chủ cũng như không.

Platôn là học trò của Xôcrát, ông liên minh với phái triết học Pitago đấu tranh chống lại phái chủ nô dân chủ và chống lại triết học của Đêmôcrit. Trong tác phẩm Nước cộng hoà (Chính thể cộng hoà), Pla-tôn chia linh hồn làm ba bộ phận: lý tính hay trí tuệ, xúc cảm và cảm tính. Tương ứng với ba bộ phận ấy là ba hạng trong xã hội. Hạng thứ nhất, là các nhà triết học, nhà thông thái. Hạng này lý tính giữa vai trò chủ đạo, thích hợp với việc lãnh đạo nhà nước. Hạng thứ hai, là những người lính, võ sĩ mà linh hồn của họ tràn đầy xúc cảm gan dạ, biết phục tùng lý trí và nghĩa vụ, thích hợp với việc bảo vệ an ninh của nhà nước cộng hoà. Hạng thứ ba, là đại chúng, gồm những người nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Hạng này linh hồn của họ không đi xa hơn những khát vọng cảm tính thích nghi với lao động chân tay, làm ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống của nước cộng hoà. Vì vậy, công lý là ở chỗ mọi người phải sống đúng vị trí của mình.

Để duy trì trật tự xã hội, Platôn cho rằng sự tồn tại của nhà nước là cần thiết, nhưng ba hình thức nhà nước hiện nay đều xấu. Một là nhà nước của bọn vua chúa xây dựng trên khát vọng làm giầu, ham danh vọng, đưa đến chiến tranh (nhà nước quân chủ). Hai là, nhà nước quân phiệt của một số ít người giầu có, áp bức số đông, đưa đến tội ác (nhà nước chủ nô quý tộc). Ba là, nhà nước dân chủ đem lại quyền lực cho số đông (nhà nước chủ nô dân chủ); đó là một nhà nước tồi tệ. Platôn nêu lên mô hình một nhà nước mà ông cho là lý tưởng, đó là nhà nước cộng hoà. . Quốc gia lí tưởng của Platon là một quốc gia cộng sản triệt để trong đó, tất cả mọi cái đều được gom vào thành của chung. Tất cả lợi ích là vì xã hội, nhà nước. Trong nhà nước ấy, quan hệ bất bình đẳng giữa các hạng người phải được duy trì, bởi vì nó hợp với tự nhiên, hợp với sự phân công trong xã hội. Sự tồn tại của nhà nước lý tưởng phải dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất và sự phân công hài hoà giữa các nghề trong xã hội. Để khắc phục sự phân chia giàu nghèo, cần xoá bỏ gia đình và tư hữu. Trẻ con sinh ra được đưa vào các cơ quan giáo dục riêng, lựa chọn những đứa trẻ khỏe mạnh, nuôi dưỡng chúng để trở thành vệ binh. Các nhà thông thái, triết học sẽ được lựa chọn trong số vệ binh này. Quan niệm về một nhà nước lý tưởng trên đây của Platôn chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Một mặt, ông muốn xoá bỏ tư hữu, mặt khác, ông lại chủ trương duy trì sự bất bình đẳng giữa các hạng người. Một mặt, ông đề

cao hình thức cộng hoà, mặt khác ông lại ra sức bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô quý tộc, chống lại nhà nước dân chủ Aten. Nhà nước mà ông coi là lý tưởng, thực chất chỉ là sự biện hộ cho giai cấp chủ nô quý tộc.Vì vậy, Will Durant mới nhận xét: “Quốc gia của Platon là một quốc giai thủ cựu, thuật chính trị của Platon thiếu sự tế nhị mềm dẽo, nó đề cao trật tự mà không đề cao sự tự do, nó thích cái đẹp mà không biết nuôi dưỡng nghệ sĩ.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUAN ĐIỂM VỀ CÁCH TRỊ QUỐC CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC THỜI CỔ ĐẠI (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w