Đạo giáo phù thủy, đã thâm nhập nhanh chóng và hòa quyện dễ dàng với tín ngưỡng ma thuật cổ truyền tới mức không còn ranh giới. Do vậy mà tình hình Đạo giáo ở Việt Nam rất phức tạp, khiến cho không ít nhà nghiên cứu đã quy hết mọi tín ngưỡng cổ truyền Việt Nam cho Đạo giáo, và ngược lại, người Việt Nam sính đồng bóng, bùa chú thì lại chẳng hề biết Đạo giáo là gì.
Thuyết "vô vi" của Lão Tử dễ bị người ta mượn cớ trốn tránh trách nhiệm, nhất là những người công chức ăn lương nhà nước, lại có tâm lý tiêu cực, họ bảo nhau: "Ít làm ít lỗi, chẳng làm thì không có lỗi".
Những hiện tượng như đồng bóng, đội bát nhang, bùa chú…đã gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống tinh thần người Việt, làm cho một bộ phận người bất lương lợi dụng điều này để chuộc lợi từ những người nhẹ dã, cả tin.
KẾT LUẬN
Tóm lại, những tư tưởng triết học cơ bản của Nho gia và Đạo gia tuy đã được xây dựng cách đây hơn hai ngàn năm, và tất nhiên có không ít hạn chế, nhưng đến nay vẫn còn ý nghĩa thiết thực về mặt phương pháp luận, gợi mở cho chúng ta nhiều điều cả trong hoạt động nhận thức lẫn trong hoạt động thực tiễn.
Tư tưởng triết học của Nho gia và Đạo gia đã để lại những tinh hoa, lý luận, quan điểm sâu sắc, những tư tưởng vượt thời đại làm nền tảng cho rất nhiều môn khoa học hiện đại ngày nay.
Thông qua tìm hiểu Nho gia và Đạo gia, chúng ta cần phải biết chắc lọc, tiếp thu và phát triển những tư tưởng của hai trường phái Triết học này để giải quyết những vấn đề về gia đình, về mối quan hệ cá nhân và xã hội, về quản lý đất nước, về phát triển kinh tế, giáo dục… trong thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng như đưa cả nước bước vào thời kỳ xây dựng mọi mặt đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên con đường tiến tới: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là một nước xã hội chủ nghĩa với một đấng minh quân là Đảng cộng sản Việt Nam, là một xã hội sống vô vi, người dân đủ áo mặc, cơm no, xã hội thái bình, không có loạn lạc, tệ nạn xã hội.
Và cuối cùng, chúng ta cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Khổng Tử và Lão Tử, hai nhà tư tưởng đã khai mở cho hai trường phái Triết học kinh điển cũng như các nhà tư tưởng tiêu biểu khác.
1) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006.
2) Tiểu ban Triết học, Triết học (Phần I & II, dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), LHNB Trường ĐH Kinh tế TPHCM, 2010.
3) Khoa Triết học trường ĐH Kinh tế TPHCM, Giáo trình Đại cương lịch sử Triết học, Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM, 2003.
4) Nguyễn Hữu Vui (chủ biên), Lịch sử Triết học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
5) Nguyễn Đăng Duy, Đạo giáo với văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội, 2001. 6) Đạo đức kinh dễ hiểu, Phan Ngọc dịch, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2001. 7) Hàn Sinh Tuyên & Lê Anh Minh (dịch), Tư tưởng Đạo gia, Nhà xuất bản Tam
giáo đồng nguyên, 2008
8) Đỗ Duy Minh, 1997, “Đạo, Học và Chính trị trong học thuyết nhân văn Nho giáo cổ điển”, Tập san khoa học xã hội và nhân văn, số 3/1997.
9) http://vietsciences.free.fr 10)http://triethoc.edu.vn 11)http://maxreading.com 12)http://www.advite.com/daoduckinh.htm 13)http://diendankienthuc.net 14)http://hoivankhoa.blogtiengviet.net/2010/03/17/a_aono_gia_bamar_c_a_aobu_ta _m_hiar_u 15)http://vi.wikipedia.org