- Cần thực hiện việc quản lý điều hành kinh doanh của tổ chức tín dụng theo hướng tập trung, thống nhất tại Hội sở chính. Trên cơ sở đó, hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống, chủ động mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng mới trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với nhu cầu thị trường, năng lực quản lý của tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật.
- Từng tổ chức tín dụng cần chủ động coi trọng dịch vụ huy động vốn, tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hoạt động
kinh doanh; gắn tăng trưởng tín dụng với việc đảm bảo hiệu quả vốn vay. Tiếp tục đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu theo hướng giảm nợ xấu đi đôi với việc xây dựng cơ chế kiểm soát, giám sát chất lượng tín dụng. Từng bước thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế.
- Sửa đổi, bổ sung hệ thống kế toán ngân hàng cùng với các quy định về phân loại nợ, xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế, bảo đảm việc đánh giá đúng chất lượng hoạt động và thực trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
- Ban hành các quy định về kiểm soát rủi ro hệ thống, giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng, có khả năng cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng, đặc biệt đối với thị trường ngoại hối và hệ thống thanh toán quốc gia.
- Củng cố hệ thống thanh tra, kiểm tra của NHNN; bảo đảm để mọi tổ chức, cá nhân tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về tín dụng; đồng thời có biện pháp cụ thể kiểm soát tăng trưởng tài sản có rủi ro của các NHTM, ngăn chặn xu hướng gia tăng nợ xấu.
- Thực hiện kiểm toán các NHTM theo chuẩn mực quốc tế, thuê kiểm toán nước ngoài kiểm toán đối với hoạt động ngân hàng năm 2005 và 2006.
- Rà soát kỹ hoạt động và tình hình tài chính của các NHTM trước khi bổ sung và tiến hành cổ phần hóa. Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng; sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Luật Các Tổ chức tín dụng.
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của NHNN với xu hướng hình thành bộ máy tổ chức tinh gọn, chuyên nghiệp, có đủ năng lực đối với đội ngũ cán bộ có đủ trình độ xây dựng và thực thi CSTT theo thông lệ quốc tế, tiên tiến và hiện đại. Xây dựng và thực thi CSTT linh hoạt, bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định nền kinh tế.
- Cải cách căn bản và đổi mới triệt để các Ngân hang thương mại theo hướng phát triển toàn diện, đa năng, hiện đại và đáp ứng các chuẩn mực và đòi hỏi theo thông lệ quốc tế, bảo đảm từng bước đưa các NHTM phát triển ngang tầm với các NHTM ở các nước trong khu vực và trên thế giới.
pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm…phải được sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp trong điều kiện mới
- Các qui định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác chưa cụ thể. Hiện tại, theo quy định của Luật các TCTD, một trong những điều kiện bắt buộc để được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cấp phép là “có nhu cầu hoạt động ngân hàng trên địa bàn”. Thiết nghĩ, phải nhanh chóng xoá bỏ các điều kiện mang tính định tính trong nhóm các điều kiện tiếp cận thị trường. Thay vào đó, các điều kiện như tỷ lệ vốn an toàn, khả năng thanh toán và trình độ quản trị ngân hàng sẽ được bổ sung vào nhóm các điều kiện cấp phép. Những bổ sung này đảm bảo phù hợp với tinh thần các cam kết, vừa trong khuôn khổ “biện pháp thận trọng” được phép ghi nhận trong Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia.
-Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam cần thiết phân định rạch ròi hơn nữa chức năng của các ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách xã hội. Những ngân hàng thương mại dù là ngân hàng thương mại nhà nước phải được trao quyền tự chủ trong kinh doanh, được “giải phóng” khỏi sự can thiệp hành chính. Việc xoá bỏ những ưu đãi, bảo hộ của nhà nước đối với các ngân hàng thương mại nhà nước phải tiến hành đồng thời với việc xoá bỏ các biện pháp can thiệp mang tính hành chính. Ví dụ: khoản 2 Điều 3 Nghị định số 178/1999/NĐ- CP về các biện pháp bảo đảm tiền vay cho phép Chính phủ chỉ định ngân hàng thương mại nhà nước cho vay một số đối tượng không có tài sản bảo đảm. Các qui định tương tự vẫn tồn tại trong các văn bản pháp luật hiện hành như một gánh nặng cho các ngân hàng thương mại nhà nước. Việc thực hiện các chính sách xã hội được đảm nhận bởi Ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng này phải có một cơ chế pháp lý riêng
- Hệ thống pháp luật về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đặc biệt trong đối với dịch vụ tiền tệ - ngân hàng cần được đồng bộ. Những qui định pháp luật về cạnh tranh trong Luật cạnh tranh ngày 03/12/2004 (có hiệu lực từ 01/7/2005) cho dù được đánh giá cao song để áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ tiền tệ - ngân hàng cần thiết phải có những văn bản hướng dẫn cụ thể và phải tính đến những yếu tố đặc thù trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.
- Củng cố,tăng cường vai trò của Ngân hàng trung ương (Ngân hàng nhà nước Việt Nam) trong điều kiện hội nhập. Với địa vị pháp lý và chế độ tài chính hiện hành,
chính sách tiền tệ để ngăn chặn những thảm hoạ tài chính- tiền tệ cũng như quản lý một cách hữu hiệu hoạt động ngân hàng được dự đoán là rất sôi động và cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ này trong tương lai.
Chính phủ cần kiềm chế lạm phát và bảo đảm ổn định nền kinh tế nhằm tránh nguy cơ lạm phát cao vào cuối năm, cũng như làm giảm khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên trường quốc tế.
KẾT LUẬN
Ngân hàng thương mại là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính của mỗi quốc gia. Một năm đã đi qua, từ khi Việt Nam là thành viên WTO, bên cạnh những thuận lợi và thời cơ, vẫn còn nhiều khó khăn thách thức mà Việt Nam phải vượt qua để có thể sánh tầm với thế giới. Đối với hệ thống ngân hàng thương mại của nước ta, mặc dù trong những năm qua đã có nhiều thành tựu quan trọng trong đổi mới, đã trưởng thành và lớn mạnh hơn nhiều so với trước đây, nhưng so với thế giới, với đòi hỏi của thời đại và của sự phát triển kinh tế đất nước thì vẫn còn nhỏ bé, khiêm tốn và bất cập. Đòi hỏi chúng ta không ngừng hoàn thiện và đổi mới để phát huy sức mạnh của hẹ thống Ngân hang. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trang web của ngân ủy ban hợp tác kinh tế quốc tế - Báo Pháp luật Việt Nam, Chuyên đề số 2 tháng 11/2007
- Tạp Chí Chứng Khoán - 12/2007
- Trang web của tổ chức thương mại quốc tế(wto) - Trang web của ngân hàng vietcombank
MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:...1
I- Giới thiệu chung về tổ chức thương mại thế giới và nguyên nhân việt nam gia nhập tổ chức...2
1- Lịch sử hình thành WTO...2
2- Mục đích hoạt động của tổ chức...3
3- Một số cam kết khi gia nhập WTO...4
4- Nguyên nhân Viê ̣t Nam muốn là thành viên của tổ chức...8
II- Giới thiê ̣u chung về tình hình của các ngân hàng thương ma ̣i Viê ̣t Nam trước khi Viê ̣t Nam tham gia WTO...11
1- Tình hình kinh doanh cuả các ngân hàng thương ma ̣i...11
2- Cách thức quản lý của các nhà quản trị ngành ngân hang...15
3- Các chuẩn bị của một số ngân hàng khi Việt Nam sắp gia nhập WTO...18
III- Sự thay đổi môi trường kinh doanh của Ngành ngân hang khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới...18
1- Tác động của luật pháp...18
2- Tác động của môi trường kinh tế - xã hội...20
3- Một số tác động của các nhân tố khác...21
IV- Ngân hàng thương mại Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO...21
1- Huy đô ̣ng vố đầu tư cho phát triển kinh tế của hê ̣ thống ngân hàng sau gần 2 năm Viê ̣t Nam gia nhâ ̣p WTO...21
2- Ca ̣nh tranh trên thi ̣ trường nguồn nhân lực tài chính ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhâ ̣p WTO...23
3- Một số điểm mới trong cơ chế kiểm tra, kiểm soát nô ̣i bô ̣ của Viê ̣t Nam...25
4- Mô ̣t số vấn đề còn tồn ta ̣i của ngân hàng Viê ̣t Nam hiê ̣n nay...26
V- Những thành công và thất ba ̣i của mô ̣t số ngân hàng thương ma ̣i Viê ̣t Nam...28
1- Thành công của một số ngân hang...28
2- Thất bại của một số ngân hang...30
VI- Giải pháp cho các ngân hàng thương mại Việt nam...31
KẾT LUẬN...35