Kết luận:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " THỰC NGHIỆM ƯƠNG CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus, Bloch, 1792) TRONG AO Ở VÙNG ĐẤT NHIỄM PHÈN HÒA AN- PHỤNG HIỆP- HẬU GIANG" pot (Trang 35)

Qua thời gian thực hiện thí nghiệm ương cá rô đồng trong ao ở vùng đất nhiễm phèn Hòa An- Phụng Hiệp- Hậu Giang, rút ra một số kết luận như sau:

Các yếu tố thủy lí như: nhiệt độ dao động từ 28- 32,50C; giá trị pH dao động từ 7- 8,5; hàm lượng oxygen dao động từ 3- 6 ppm và các yếu tố thủy hóa: N-NH4+ có hàm lượng dao động từ 0,5- 1ppm; P-PO43- có hàm lượng dao động từ 0,1- 0,5ppm. Tất cả các yếu tố môi trường được khảo sát đều phù hợp cho cá sinh trưởng và phát triển bình thường.

Trọng lượng của cá giống khi thu hoạch của nghiệm thức I (500 con/m2) là 3,84±0,41g/con thấp hơn so với nghiệm thức II (1000 con/m2) là 3,96±1,05g/con. Tốc độ tăng trưởng đặc biệt của nghiệm thức I là 16,44%/ngày và của nghiệm thức II là 16,49%/ngày. Cả 2 nghiệm thức đều có giá trị tốc độ tăng trưởng tuyệt đối là 0,06 g/ngày. Tỉ lệ sống của cá rô đồng ương ở nghiệm thức I (8,23%) thấp hơn so với nghiệm thức II (10,44%).

Cả 2 mô hình ương đều thu được lợi nhuận cao. Nghiệm thức I đạt năng suất 327 kg/ao và nghiệm thức II đạt năng suất 620 kg/ao. Tỉ suất lợi nhuận và hiệu suất vốn ở nghiệm thức I (500 con/ m2) là 0,31 và 1,31 thấp hơn tỉ suất lợi nhuận và hiệu suất vốn ở nghiệm thức II (1000 con/ m2) là 0,58 và1,58.

Mật độ cá thả ương là 1000 con/m2 cho kết quả tốt nhất và nghiệm thức này có thể khuyến cáo để áp dụng ương cá bột cá rô đồng trong ao ở vùng đất nhiễm phèn Hòa An- Phụng Hiệp- Hậu Giang giúp cải thiện thu nhập cho người dân và góp phần cung cấp giống cá rô đồng cho địa phương.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " THỰC NGHIỆM ƯƠNG CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus, Bloch, 1792) TRONG AO Ở VÙNG ĐẤT NHIỄM PHÈN HÒA AN- PHỤNG HIỆP- HẬU GIANG" pot (Trang 35)