PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY PHÚC YÊN

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty cố phần giày Phúc Yên (Trang 38 - 43)

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY PHÚC YÊN

4.1. Nhận định chung.

Lĩnh vực nhân sự là một lĩnh vực rất nhạy cảm và quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp chứ không phải riêng doanh nghiệp nào. Vì nó quyết định đến năng suất lao động, khối lượng lao động của doanh nghiệp.

Số lượng lao động của Công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên hiện nay là 2.209 lao động . Đây là một số lượng lao động lớn . Do đó việc sử dụng và quản lý lao động sao cho có hiệu quả cũng là một vấn đề không hề đơn giản.

Bộ phận lao động trực tiếp được Công ty sắp xếp hợp lý. Tuy nhiên trình độ tay nghề còn vẫn hạn chế. Do tính chất của công việc, lương không cao, phần đông lao động là nữ (Thống kê tháng 11 năm 2009 công ty có 214 nam) nên hay xảy ra tình trạng nghỉ việc khi có điều kiện tìm được công việc tốt hơn, hoặc nghỉ do bận sinh con, chăm sóc gia đình vì thế vấn đề quản lý lao động ở công ty luôn gặp rất nhiều khó khăn. Với kinh nghiệm sản xuất kinh doanh hơn 14 năm, nhìn chung cách quản lý lao động tại công ty đã đạt những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên trong tình hình mới, nếu chuyển dần được việc tuyển lao động liên tục để thay thế sang việc nâng cao tay nghề, gia tăng hiệu suất để nâng cao thu nhập cho công nhân để họ yên tâm gắn bó với công ty thì sẽ tiết kiệm được chi phí tuyển dụng cũng như đảm bảo tính ổn định của sản xuất.

Bộ phận lao động gián tiếp vẫn chưa khai thác hết được năng suất lao động. Với số lượng hơn 50 cán bộ có bằng đại học, trong đó cán bộ có bằng khối ngành kinh tế là 35 người thì với tình hình chung của các doanh nghiệp trên địa bàn, công ty đã thu hút được 1 nguồn nhân lực hợp lý cho mình. Và nếu đầu tư thêm cho việc đào tạo nâng cao chuyên môn cho nhân viên, Công ty sẽ có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn có kiến thức cập nhật, có khả năng nắm bắt cơ hội, có đủ năng lực để thực hiện các công việc của Công ty.

4.2.Thực trạng tình hình lao động tại công ty. 4.2.1. Cơ cấu lao động.

- Xét về độ tuổi: công ty có đội ngũ lao động trẻ có tuổi đời trung bình từ 19 đến 36.

- Xét về giới tính:

Do tính chất hoạt động sản xuất của công ty mà lao động của công ty chủ yếu là lao động nữ. Chính vì vậy việc quản lý cũng gặp phải khá nhiều khó khăn khi những lao động nữ này nghỉ sinh con công ty phải bố trí, sắp xếp công việc cho hợp lý.

- Xét về trình độ:

Đội ngũ nhân viên văn phòng của công ty phấn đấu hết năm 2010 số người có bằng đại học đạt 80% tổng số cán bộ khối văn phòng. Để đạt được mục tiêu này công ty phải có những chính sách hỗ trợ giúp nhân viên hoàn thành chương trình đào tạo đang theo học như: bố trí những người làm việc thay khi nhân viên phải đi học, công ty cũng phải sắp xếp không để quá nhiều đi học cùng lúc tránh ảnh hưởng tới công việc. Và những nhân viên được đi học cũng phải đảm bảo tuy đi học nhưng phải hoàn thành tốt công việc được giao, không để ảnh hưởng tới chất lượng côn việc.

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì chủ yếu là những người mới học hết chương trình phổ thông. Việc đánh trình độ tay nghề của họ chính chủ yếu dựa vào bậc thợ.

4.2.2. Tuyển dụng và đào tạo lao động.

 Công tác tuyển dụng.

Đây là hoạt động hết sức quan trọng của mỗi công ty. Làm tôt công tác tuyển dụng sẽ tạo tiền đề tốt cho công ty trong việc phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Phòng tổ chức có nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là phải dự báo nhu cầu tuyển dụng cho công ty. Mọi hoạt động của công tác tuyển dụng do phòng tổ chức bố trí và săp xếp.

Với khối văn phòng thì công ty tạo điều kiện cho họ hoàn thành chương trình đào tạo đại học để nâng cao chất lượng lao động.

Với công nhân trực tiếp sản xuất thì khuyến khích họ nâng cao tay nghề để nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra.

Ngoài việc tổ chức đào tạo tại chỗ công ty cũng có chính sách đưa lao động sang Đài Loan học việc, với thời gian mỗi đợt là hơn 1 tháng. Chi phí này cũng khá tốn kém nên mỗi năm công ty chỉ cử được 2 đoàn đi với tổng số người là 20 người bao gồm cả khối văn phòng và công nhân. Chi phí mỗi năm gần 200 triệu đồng.

4.2.3. Vấn đề lương, thưởng và các khoản phụ cấp của công ty.4.2.3.1. Lương. 4.2.3.1. Lương.

Các công ty da giầy luôn ở trong tình trạng công nhân sản xuất được hưởng mức lương khá thấp, vì nước ta thu hút được nhiều công ty nước ngoài là do giá nhân công rẻ. Hiểu được ván đề này công ty đã cố gắng nâng cao thu nhâp bình quân đầu người của công ty từ 1.906.508 đồng năm 2008 lên 2.031.159 đồng năm 2009.

Chế độ tiền lương đang được công ty áp dụng là trả lương theo chức vụ đối với khối văn phòng và theo cấp bậc đối với công nhân sản xuất.

4.2.3.2. Thưởng.

Tiền thưởng dành cho người lao động được xây dựng dựa vào kết quả tổng hợp đánh giá, xếp loại lao động của phòng tổ chức do các phân xưởng gửi về, xếp loại lao động theo các mức A, B, C, D.

Tiền thưởng còn được xác định theo sản lượng sản xuất của từng phân xưởng trong tháng, ở các mức sản lượng khác nhau thì tiền thưởng là khác nhau, cụ thể như sau:

- Nếu sản lượng trong tháng đạt được 180.000 đôi trở xuống thì mức tiền thưởng là: Loại A: 54.000 đồng/người.

Loại B: 43.000 đồng/ người. Loại C: 32.000 đồng/ người. Loại D: 22.000 đồng/ người.

- Nếu sản lượng đạt từ 180.001 đến 220.000 đôi thì mức tiền thưởng là: Loại A: 59.000 đồng/ người.

Loại B: 48.000 đồng/ người. Loại C: 36.000 đồng/ người. Loại D: 24.000 đồng/ người.

- Nếu sản lượng đạt 220.001 đến 260.000 đôi thì mức thưởng là: Loại A: 65.000 đồng/ người.

Loại B: 55.000 đồng/ người. Loại C: 39.000 đồng/ người. Loại D: 32.000 đồng/ người.

- Nếu sản lượng đạt 260.001 đôi trở lên thì mức thưởng là: Loại A: 72.000 đồng/ người.

Loại B: 58.000 đồng/ người. Loại C: 44.000 đồng/ người. Loại D: 39.000 đồng/ người.

Ngoài ra để khuyến khích sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động trong tháng công ty có đề ra mức vượt khoán như sau:

Mức

khoán(đôi) Thực tế(đôi) Vượt mức(đôi)

Giá tiền 1 đôi(đồng) Tiền vượt mức 180.001 190.000 10.000 500 5.000.000 190.001 200.000 10.000 550 5.500.000 200.001 210.000 10.000 600 6.000.000 210.001 220.000 10.000 750 7.500.000 220.001 230.000 10.000 800 8.000.000 230.001 240.000 10.000 900 9.000.000 240.001 250.000 10.000 1.000 10.000.000 250.001 260.000 10.000 1.200 12.000.000

Với những quy định cụ thể sẽ giúp phòng tổ chức dễ dàng hoàn thành công tác trả thưởng cho nhân viên và tránh được những hành vi thiếu trung thực trong công tác xét duyệt.

4.2.3.3. Các khoản phụ cấp.

Công ty cũng có những quy định cụ thể cho các chức vụ như: tiền trách nhiệm cho các cán bộ có chức danh, tiền phụ cấp đứng máy & môi trường cho công nhân một số phân xưởng, tiền phụ cấp làm ca đêm.

Những khoản tiền này tuy không nhiều nhưng cũng giúp động viên phần nào tinh thần cho CBCNV công ty.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam nói chung và ngành xuất khẩu giầy nói riêng như: gia tăng các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy giao lưu văn hóa, trí tuệ, củng cố và tăng cường các thể chế quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường quốc tế. Song, hội nhập cũng mang lại không ít thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. trước tình hình chung như vậy công ty cổ phần giầy Phúc Yên luôn cố gắng, tập thể

CBCNV công ty nỗ lực hết mình để đưa công ty đi lên và phát triển.

Thời gian thực tập là khoảng thời gian vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên, nó giúp sinh viên tiếp cận tình hình thực tế đang diễn ra tại các doanh nghiệp hiện nay. Và cũng giúp sinh viên có điều kiện so sánh giữa những kiến thức học được trên giảng đường với những hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp. Đồng thời, thời gian tham gia tác nghiệp tại cơ sở thực tập cũng đánh giá được khả năng nắm bắt, thích nghi, và năng lực hoàn thành các công việc, nhiệm vụ cụ thể của sinh viên.

Sau gần 2 tháng thực tập tại Công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên, em đã thu được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Đó sẽ là hành trang quan trọng giúp cho em sau này bước vào cuộc sống sẽ thấy tự tin và trưởng thành hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong Công ty đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Lã Thị Thanh Thủy, giúp em hoàn thành báo cáo này! Đồng thời em rất mong những đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô và các bạn để báo cáo của em được hoàn thiện hơn!

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty cố phần giày Phúc Yên (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w