Mục tiêu là: “Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế”.
1. So sánh sự thay đổi năng lực cạnh tranh với các nước trong khư vực:
Nhìn lại vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu trong 7 năm qua hầu như không cải thiện, kể cả sau khi nước ta gia nhập WTO năm 2007. Đặc biệt, năm 2012 vị trí của Việt Nam bị tụt 10 bậc so với năm 2011, mức tụt hạng lớn nhất từ trước đến nay của nước ta.
Xét trong khối ASEAN, trong những năm qua Việt Nam chỉ đứng trên Philippines và Campuchia (Lào và Myanmar cho đến nay không tham gia danh sách xếp hạng). Tuy nhiên năm 2012, Philippines lần đầu tiên vượt lên trên nước ta. Chính sự tụt hạng 10 bậc của Việt Nam trong năm 2012 trong khi Philippines tăng hạng 10 bậc đã dẫn đến sự đổi ngôi đáng buồn này đối với nước ta. Như vậy đến nay trong ASEAN, Việt Nam chỉ còn đứng trên Campuchia. Song đáng lưu ý là, trong khi Việt Nam bị tụt từ thứ 64 năm 2006 xuống thứ 75 năm 2012, thì Campuchia đã thăng hạng mạnh mẽ từ thứ 106 lên 85 trong cùng thời kỳ. Do vậy, từ vị trí nằm dưới Việt Nam 42 bậc năm 2006, năm 2012 Campuchia chỉ còn cách nước ta có 10 bậc. Nếu xu hướng vươn lên mạnh của Campuchia vẫn tiếp tục trong khi vị trí của Việt Nam không được cải thiện, nhiều khả năng Campuchia sẽ tiếp bước Philippines sớm vượt qua Việt Nam.
So sánh với nước láng giềng Trung Quốc có vị trí xếp hạng dao động trong dải từ 26 đến 35 trong những 7 năm qua, Việt Nam hiện nay xếp dưới rất xa (năm 2012 dưới
Xét về nhóm nước phân theo giai đoạn phát triển, trong suốt 7 năm đánh giá vừa qua, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước giai đoạn 1, tức là nhóm thấp nhất trong 5 nhóm theo phân lọai của WEF, với động lực phát triển vẫn chỉ dựa chủ yếu vào các nhân tố sản xuất.
Thế nhưng, điều đáng buồn là, một số điểm được đánh giá là điểm mạnh của Việt Nam, giờ không được thừa nhận, thậm chí bị coi là điểm trừ. Điển hình là, yếu tố ổn định kinh tế vĩ mô từng là điểm cộng cho Việt Nam, thì nay, chính những yếu tố này là một trong 6 trụ cột bị tụt hạng mạnh trong năm 2012.
Bảng 2: Các trụ cột năng lực cạnh tranh bị tụt hạng mạnh của Việt Nam năm 2012 Năm đánh giá Môi trường KTVM Thị trường hàng hóa Thị trường tài chính Mức độ sằn sàng tiếp nhận công nghệ Mức độ tinh xảo của doanh nghiệp Năng lực đổi mới công nghệ 2011-2012 65 75 73 79 87 66 2012-2013 106 91 88 98 100 81 Số bậc tụt 39 16 13 19 13 15
Nguồn: "Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu" (WEF), các năm 2012
Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 - 2013 vừa được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố là kết quả khảo sát 144 nền kinh tế dựa trên bộ 12 tiêu chí được chia thành 3 nhóm. Việt Nam được xếp ở hạng 75, vị trí thấp nhất kể từ khi tham gia xếp hạng, do bị đánh tụt 10 bậc so với báo cáo năm ngoái.
Trong bộ 3 tiêu chí được dùng để chấm điểm, Việt Nam được đánh giá cao nhất ở tiêu chí thúc đẩy hiệu suất nền kinh tế với 4,02 điểm (đứng hạng 71). Trong khi đó 2 bộ chỉ tiêu còn lại là các yếu tố cơ bản và các yếu tố thúc đẩy sự đổi mới của nền kinh tế đều được cho điểm rất thấp, lần lượt xếp hạng 91 và 90.
Như vậy, trong 2 lần xếp hạng gần nhất (năm 2011 - 2012, Việt Nam xếp hạng 65, tụt 9 bậc, từ bậc 59 của năm 2010 - 2011), Việt Nam đã tụt tổng cộng 16 bậc và hiện là nước có thứ hạng thấp thứ hai, chỉ trên Cam-pu-chia, trong số 8 thành viên ASEAN được khảo sát.
Ở bộ tiêu chí đánh giá các yêu cầu cơ bản - bao gồm các yếu tố về thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục cơ bản, điểm thấp nhất rơi vào môi trường kinh tế vĩ mô, đứng ở vị trí thứ 106, điểm cao nhất được dành cho tiêu chí chăm sóc y tế và giáo dục cơ bản, với hạng 64. Xếp hạng chung của Việt Nam ở tiêu chí này là 91.
Đối với bộ tiêu chí thúc đẩy hiệu suất nền kinh tế, bao gồm các yếu tố về giáo dục bậc cao và đào tạo, độ hiệu quả của thị trường hàng hóa, độ hiệu quả của thị trường lao động, mức độ phát triển thị trường tài chính, mức độ sẵn sàng công nghệ và quy mô thị trường - xếp hạng dành cho Việt Nam là 71. Trong đó, xếp hạng tiểu mục cao nhất dành cho Việt Nam là ở tiêu chí quy mô thị trường, hạng 32. Về mức độ sẵn sàng về công nghệ, Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ 98.
Ở tiêu chí các yếu tố thúc đẩy sự đổi mới của nền kinh tế, Việt Nam xếp hạng thứ 90, trong đó, đứng ở vị trí thứ 100 về độ chín kinh doanh và vị trí thứ 81 về năng lực sáng tạo.
Theo phân loại của WEF, Việt Nam hiện được xếp vào nhóm nước đang phát triển ở giai đoạn đầu. Ở giai đoạn này, 60% năng lực cạnh tranh được quyết định bởi 4 trong số 12 nhóm chỉ tiêu là thể chế, cơ sở hạ tầng, kinh tế vĩ mô và chất lượng sức khỏe - giáo dục cơ bản của người dân.
Trong số ít những điểm tích cực WEF chỉ ra ở báo cáo năm nay, Việt Nam được đánh giá cao bởi chất lượng thị trường lao động khá hiệu quả (hạng 51), quy mô thị trường lớn (32) và mức độ hài lòng với chăm sóc sức khỏe và giáo dục cơ bản (64).
Đáng chú ý là hầu hết các chỉ tiêu của Việt Nam đều bị xếp dưới hạng 50 và nhiều tiêu chí gần sát hạng 100. Ngoại trừ hạng mục sức khỏe - giáo dục cơ bản được cải thiện (tăng 0,1 điểm lên 5,8), Việt Nam đã để mất điểm tại 9 trong tổng số 12 hạng mục.
Hai hạng mục rất quan trọng là hạ tầng (3,3 điểm) và kinh tế vĩ mô (4,2 điểm) đều bị đánh giá thấp đi nhiều so với báo cáo năm 2011 - 2012, lần lượt giảm 0,3 và 0,6 điểm. Chính những yếu tố này đã kéo đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam về ngưỡng trung bình của các nước đang phát triển ở giai đoạn đầu, mặc dù nền kinh tế đã đạt được nhiều tiến bộ trong năm 2011.
Cơ sở hạ tầng (xếp hạng 95/114) một lần nữa được nhắc đến như một trở lực chính cho sự phát triển của nên kinh tế, với những lo ngại được đặt nặng vào chất lượng đường xá (hạng 120) và cảng (113). Báo cáo của WEF nhận định, cơ sở hạ tầng bị quá tải vẫn là thách thức lớn đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, mặc dù đã có dấu hiệu cải thiện trong những năm gần đây.
Ổn định kinh tế vĩ mô từng là điểm cộng cho Việt Nam trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu. Nhưng nay, chính những yếu tố như lạm phát, tiền tệ, sức sản xuất kinh doanh sa sút đã khiến điểm số trung bình trên 12 tiêu chí (thang điểm 7) của Việt Nam giảm dần từ 4,3 (2010) xuống 4,2 rồi 4,1 trong năm 2011 và 2012.
đôi so với năm 2010. Lạm phát của Việt Nam năm 2012 tuy đã giảm đáng kể nhưng tình trạng nợ công vẫn đáng quan ngại.
Theo báo cáo của VEF, nhằm kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, điều này lại khiến khả năng tiếp cận tín dụng trở nên khó khăn hơn.
Hai điểm trừ mà nhà đầu tư liệt kê hàng đầu được ghi nhận trong báo cáo năm nay là khả năng tiếp cận vốn (18,2%) và lạm phát (14,5%). Những lo ngại khác bao gồm cơ sở hạ tầng, nguồn lao động qua đào tạo, độ ổn định chính sách, đạo đức lao động và tham nhũng.
Trong khi đó, khu vực công tiếp tục bị phàn nàn bởi nạn tham nhũng và thiếu hiệu hiệu quả, cùng với các vấn đề về tôn trọng tài sản cá nhân, bản quyền. Mức độ tôn trọng đối với bản quyền và sự bảo vệ đối với quyền sở hữu trí tuệ bị xem là chưa đầy đủ nên chỉ được xếp ở các hạng 113 và 123. Báo cáo đánh giá vấn đề thể chế chưa tiến triển (với 3,6 điểm) do bị hạn chế bởi tham nhũng và hoạt động kém hiệu quả, trong khi đó tính minh bạch trong khu vực tư nhân còn kém. Theo đó, các doanh nghiệp tư nhân vẫn có đạo đức kém và trách nhiệm giải trình đặc biệt yếu. Riêng tiêu chí tổn thương của doanh nghiệp tư nhân do tham nhũng và vấn đề đạo đức được WEF đặc biệt lưu ý bởi xếp hạng của Việt Nam gần chạm ngưỡng 10 quốc gia yếu kém nhất thế giới.
Báo cáo cạnh tranh toàn cầu dựa trên 12 nhân tố chính của mức độ cạnh tranh, cung cấp cái nhìn toàn cảnh về tình hình cạnh tranh ở các nước trên thế giới. Các nhân tố này là: thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, sức khỏe và giáo dục, mức độ hiệu quả của thị trường hàng hóa, thị trường lao động, sự phát triển thị trường tài chính, công nghệ thông tin, quy mô thị trường, sự tinh vi trong kinh doanh và cải tiến.
Trong số 10 nước đứng đầu danh sách năm nay, nhiều vị trí dẫn đầu thuộc về các nước châu Âu, trong đó Thụy Sỹ tiếp tục giành ngôi vị quán quân. Trong top 10 này còn có Mỹ (thứ 7) và 3 nền kinh tế châu Á gồm Xin-ga-po (thứ 2), Hồng Công (thứ 9) và Nhật Bản (thứ 10). Tại khu vực châu Á, Trung Quốc tụt từ vị trí 26 xuống 29, Phi- líp-pin hoán đổi vị trí với Việt Nam, tăng từ thứ 75 lên 65. Ma-lai-xi-a xếp thứ 25, Thái Lan thứ 38, Đài Loan thứ 13 trong khi Cam-pu-chia thứ 85. Nhưng hàng loạt tiêu chí quan trọng tụt hạng sâu (trên dưới hạng 100) như: Môi trường kinh tế vĩ mô (106), bảo vệ tác quyền (123), chất lượng đường sá (120) và cảng biển (113), mức độ tôn trọng bản quyền (113), cơ sở hạ tầng (95)... đã đưa vị trí xếp hạng năng lực cạnh tranh của VN tụt xuống vị trí thứ 75. Trong đó, tiêu chí tổn thương của DN tư nhân do tham nhũng và vấn đề đạo đức của VN được WEF xếp hạng gần chạm ngưỡng 10 quốc gia yếu kém nhất thế giới.
Một lưu ý khác là GDP quy theo giá thực tế năm 2011 của Việt Nam là 122,7 tỷ USD, trong đó thu nhập đầu người là 1.374 USD. GDP bình quân đầu người Việt Nam giai đoạn 1999 - 2011 tăng dần qua các năm, song khoảng cách giữa thu nhập của người Việt so với mức trung bình của các quốc gia châu Á đang phát triển ngày càng bị nới rộng.
TSKH. Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Báo cáo năng lực cạnh tranh của WEF là một tấm gương để các nhà quản lý và doanh nghiệp Việt Nam soi lại mình, đánh giá điểm gì làm chưa tốt để sửa đổi, nhất là trước yêu cầu hội nhập và chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi của kinh tế thế giới.
Gần đây, đã có không ít quan ngại từ cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài về việc Việt Nam đang mất dần lợi thế trước những đối thủ đang lên trong khu vực. Khi hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ giữa các nước thì ưu thế về thị trường, lao động... của Việt Nam sẽ trở nên mờ đi. Nếu không có năng lực cạnh tranh thực sự, ngay cả những nhà đầu tư thân thiết cũng sẽ phải cân nhắc việc tìm điểm đến mới cho dòng vốn của họ.
Theo chuyên gia Trần Hữu Huỳnh, nguyên Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nếu muốn tiếp tục thu hút đầu tư, Việt Nam không nên để thứ hạng này bị trượt sâu hơn.
Các chuyên gia thực hiện báo cáo của WEF cũng cho rằng, những thách thức đang ngày một lớn đối với quá trình phát triển của Việt Nam và đòi hỏi những chính sách hết sức quyết đoán nhằm duy trì đà tăng trưởng một cách bền vững.
2. Đánh giá sự tác động của chính sách kinh tế vĩ mô đến nâng cao năng lực cạnh tranh
Chúng ta thực hiện nhiệm vụ năm 2012 trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động rất phức tạp và khó khăn nhiều hơn, thương mại sụt giảm mạnh, tăng trưởng toàn cầu thấp so với dự báo đầu năm, tác động tiêu cực đến nền kinh tế đã hội nhập sâu rộng và có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta. Ở trong nước, việc thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát là cần thiết nhưng hệ quả là cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất tín dụng tăng cao; doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất khó khăn. Bên cạnh đó, chúng ta phải dành nhiều thời gian và công sức để đối phó với thiên tai, dịch bệnh, các âm mưu thủ đoạn gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia.
Bối cảnh trên đặt ra những thách thức lớn trong lựa chọn chính sách và điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012. Chính phủ đã quyết liệt triển khai nhiều
a. Về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh:
Đã kiên trì mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá, tiền tệ chặt chẽ. Kinh tế vĩ mô có những tiến bộ trên một số tiêu chí quan trọng.
- Lạm phát bước đầu được kiềm chế, giá tiêu dùng 9 tháng tăng 5,13%. Trong những tháng cuối năm sẽ thực hiện các biện pháp để giữ mức lạm phát cả năm khoảng 8%.
- So với đầu năm, lãi suất cho vay đã giảm. Tỷ lệ tín dụng cho khu vực nông nghiệp và nông thôn tăng. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng có bước cải thiện. Huy động tiền gửi tăng 12,7%. Tỷ giá ổn định, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam được củng cố, khắc phục một bước tình trạng sử dụng ngoại tệ, vàng để làm phương tiện thanh toán ở trong nước. Xuất khẩu tăng 18,9%, đạt 83,79 tỷ USD, nhập khẩu tăng 6,6%, đạt 83,76 tỷ USD. Ước xuất khẩu cả năm tăng 16,6%, nhập khẩu tăng 6,8%, nhập siêu khoảng 1 tỷ USD, bằng 0,9% kim ngạch xuất khẩu. Dự trữ ngoại hối tăng, đạt trên 11 tuần nhập khẩu; cán cân thanh toán quốc tế thặng dư trên 8 tỷ USD.
- Thu ngân sách đạt 67,3%, chi ngân sách đạt 71,2% dự toán. Với tín hiệu tích cực của những tháng cuối năm, ước thu ngân sách cả năm đạt kế hoạch, bảo đảm được các nhiệm vụ chi và giữ bội chi ngân sách ở mức 4,8% GDP, đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra.
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước bằng 29,5% GDP (năm 2011 là 34,6%). Nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn được thực hiện, tình hình sản xuất kinh doanh dần được cải thiện. Hàng tồn kho giảm. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể giảm
dần tuy vẫn còn cao so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp đăng ký mới tăng nhưng vẫn thấp hơn năm trước.
- Sản xuất công nghiệp tăng dần qua từng quý. Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng tăng 4,8%, ước cả năm tăng 5,3%. Công nghiệp khai khoáng và các ngành sản xuất gây ô nhiễm, tiêu tốn năng lượng tăng thấp hơn mức bình quân. Nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài áp dụng công nghệ cao có xuất khẩu tăng mạnh.
- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển, giữ vai trò rất quan trọng trong ổn định kinh tế và đời sống nông thôn. Giá trị sản xuất toàn ngành 9 tháng tăng 3,7%, ước cả năm đạt khoảng 3,9%. Sản lượng lúa cả năm ước đạt trên 43 triệu tấn,