2.3.1 Những thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, các ngành
chức năng tích cực triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dung dân tộc, nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triể vùng. Bên cạnh đó các dự án, sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trong vùng dân tộc từng bước phát huy hiệu quả; giá cả một số mặt hàng nông sản, giá lúa, tôm sú tương đối hợp lý, góp phần thu nhập cho gia đình, nên đời sống đồng bào Khmer được ổn định.
Các ngành chức năng có liên quan tích cực phối hợp triển khai, đẩy mạnh
tiến độ xây dựng, các chương trình,dự án theo Quyết định 135 của Thủ Tướng chính phủ, vốn trợ giá, trợ cước… Nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, công tác xóa đói giảm nghèo được nhiều kết quả tốt, đời sống vật chất của đồng bào được cải thiện, số hộ trung bình và khá ngày tăng lên, hộ nghèo giảm xuống.
Cấp ủy và chính quyền địa phương luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với đồng bào Khmer nghèo như: Cất nhà tình nghĩa, tình thương, nhà chương trình 134, nhà đại đoàn kết, cấp sổ bảo hiểm y tế phục vụ khám chữa
bệnh đã cũng cố được lòng tin vững chắc của đồng bào, quý vị sư Khmer đối với Đảng và nhà nước.
Các ngành chức năng có liên quan thường xuyên nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của đồng bào, quý vị sư Khmer và báo cáo Tỉnh ủy, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh có biện pháp giải quyết kịp thời góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc. - 50 -
Nguyên nhân đạt được kết quả trên là nhờ có sự chỉ đạo sâu sắc của Tỉnh ủy Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh, sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng liên quan với các địa phương tổ chức triển khai, thực hiện các chương trình, dự án mục tiêu quốc gia, địa phương được đầu tư ở vùng dân tộc, đã mang lại kết quả hết sức thiết thực.
Hệ thống tổ chức làm công tác dân tộc và cán bộ làm công tác dân tộc ngày càng được tăng cường và củng cố, từng bước đủ sức làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác dân tộc; thường xuyên nắm tâm tư nguyện vọng của đồng bào, sư sãi Khmer và phản ánh kịp thời, nhằm có biện pháp tháo gở những vấn đề bức xúc mới nảy sinh ở vùng dân tộc.
2.3.2. Một số mặt còn hạn chế: * Một số khó khăn:
Công tác xóa đói giảm nghèo chưa tập trung khai thác triệt để từ các nguồn lực cho chương trình để đáp ứng với yêu cầu, những mô hình sản xuất điển hình chưa được đánh giá một cách khách quan để kịp thời sơ tổng kết để nhân rộng. Việc đôn đốc các địa phương báo cáo phương án thực hiện trợ giá, trợ cước còn chậm so với yêu cầu, việc phối hợp kiểm tra, giám sát triển khai kinh phí trợ giá, trợ cước giữa các ngành chức năng đôi lúc chưa thường xuyên, chặt chẽ; việc bình chọn công khai ra dân ở một số nơi chỉ căn cứ vào tiêu chí hộ nghèo, nên còn xảy ra trường hợp một số hộ nghèo đặc biệt khó khăn bức xúc chưa hỗ trợ kịp thời. Khó khăn đáng quan tâm nhất việc thực hiện Quyết định 135 của Thủ tướng
chính phủ đối với đồng bào Khmer thiếu vốn, thiếu đất, không đất sản xuất (do Tỉnh không còn quỹ đất). Mặt khác do trình độ dân trí thấp nên việc tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn chậm, một số hộ chưa có ý thức tiết kiệm, tình trạng đi vay nặng lãi còn xảy ra… Nên đời sống một bộ phận người Khmer nghèo còn khó khăn.
Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước nhất là Chỉ thị số 68/BBT của Ban Bí Thư Trung ương Đảng, Nghị Quyết 05 của Tỉnh ủy chưa sâu rộng. Công tác tào đạo cán bộ người dân tộc Khmer chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. - 51 -
* Những mặt còn tồn tại:
Nguyên nhân tồn tại là do việc phối hợp giữa một số Sở, ban ngành liên
quan, chính quyền địa phương từng lúc chưa chặt chẽ, đồng bộ trong việc triển khai, thực hiện các chương trình, dự án; chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát và chưa tổng kết, kịp thời để rút kinh nghiệm; một số địa phương chưa xác định được mô hình sản xuất điển hình để nhân rộng, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, công tác xóa đói giảm nghèo chuyển biến chậm. Đồng bào Khmer hầu hết sống bằng nghề nông, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, một bộ phận vẫn còn tâm lý trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng, chưa có ý chí tự vươn lên thoát nghèo, mặt khác do sản xuất thường gặp rủi ro, từng lúc giá cả một số mặt hang nông sản không ổn
định, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, thiếu việc làm, thiếu vốn phải vay bên ngoài với lãi xuất cao để sản xuất; dẫn đến tình trạng tái nghèo và đời sống con gặp nhiều khó khăn.
Các cấp các ngành có quan tâm nhưng chứa đúng mức. Bên cạnh đó nhận
thức về công tác xoá đói giảm nghèo trong Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo ở các cấp còn chưa được sâu rộng, đặc biệt là đối với Ban chỉ đạo cấp xã. Cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo trong thời gian qua là kiêm nhiệm do đó chưa toàn tâm toàn sức cho công tác này. Đối với các hộ nghèo vẫn tồn tại suy nghĩ trông chờ vào nhà nước, chưa cố gắng để tự lực vươn lên.
Bộ máy làm công tác hiện nay chưa tương xứng với chức năng và nhiệm vụ, thiếu đội ngủ có năng lực và nhiệt tình. Đồng thời gặp lúng túng trong việc tìm ra nguyên nhân và giải pháp thich hợp. Chưa có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo.
Việc triển khai các chương trình dự án lồng ghép với mục tiêu xoá đói giảm
nghèo từng lúc thiếu tập trung, thiếu đông bộ; các chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục, y tế, trợ giá trợ cước… chưa thống nhất về thủ tục gây khó khăn phiền hà cho dân..
Tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm nhưng chậm và chưa vững chắc vẫn còn ở mức cao
so với các tỉnh trong khu vực. Sự phối hợp giữa các ban ngành, các cấp chính quyền - 52 - trong công tác xoá đói giảm nghèo còn chưa đồng bộ, thiếu sự kiểm soát giám sát,
báo cáo vì vậy hiệu quả thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo còn nhiều hạn chế. Các điều kiện thiết yếu như nhà ở, điên, nước sạch, vệ sinh môi trường chưa
đảm bảo. Hạ tầng nông thôn tuy có phát triển nhưng chưa đáp ứng kịp nhu cầu, giao thông nông thôn còn nhiều bất cập, nhiều xã chưa có đường ô tô tới trung tâm xã, đường xá còn nhỏ và kém chất lượng chủ yếu phục vụ đi lại, mạng lưới trường lớp còn phân tán, thiếu trầm trọng trường mẫu giáo và nhà trẻ, tỷ lệ các trường đạt chuẩn quốc gia đạt rất thấp, các huyện chưa có trung tâm dạy nghề, các phòng khám đa khoa, trạm y tế xã thiếu trang thiết bị khám và điều trị, các xã có chợ còn chiếm tỷ lệ thấp, mạng lưới điện, cấp nước chư phủ tới các khu dân cư vùng nông thôn sâu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Qua phần trình bài trên, tác giả đã tập trung làm rỏ thực trạng về đời sống kinh tế xã hội và công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng, trong đó có đánh giá những thành tựu và hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc Khmer thời gian qua của Tỉnh. Qua đó cúng thấy được đời sống kinh tế xã hội vùng đồng bào Khmer Sóc Trăng đã có nhiều tiến triển. Thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói giảm
nghèo vùng đồng bào dân tộc Khmer, tỉnh Sóc Trăng đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển và ổn định.
Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả thuận lợi, đời sống kinh tế - 53 - đồng bào dân tộc phát triển, mặt bằng dân trí được nâng lên. Tất cả các xã, phường có đông đồng bào Khmer điều có bác sĩ và cán bộ y tế người khmer. Chương trình hành động tuy còn một số khó khăn khi thực hiện, nhưng những việc làm cụ thể lại giàu tính nhân văn sẽ giúp cho đồng bào Khmer Sóc trăng ngày càng no ấm, văn minh hơn.
Bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn một số hạn chế như: Vùng đồng bào Khmer nhìn chung kinh tế phát triển còn chậm, nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác còn lạc hậu. Một số hộ hiện thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, khả năng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật hạn chế, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao so với bình quân chung của Tỉnh. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc Khmer, trong những năm trước mắt tập trung giúp đồng bào Khmer đặc biệt khó khăn, giải quyết ngay tình trạng thiếu ăn, thiếu nước sinh hoạt, nhà ở tạm bợ, không đủ tư liệu sản xuất, dụng cụ sinh hoạt trong gia đình, xây dựng kết cấu hạ tầng vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, trên cơ sở chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình 134, chương trình trợ giá trợ cước, chương trình vốn hỗ trợ đặc biệt khó khăn và các nguồn vốn khác… Đồng thời coi trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng cho đồng bào Khmer.
Để tiếp tục giúp đở đồng bào Khmer xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu, xây dựng cuộc sống văn minh. Đề nghị Trung ương tiếp tục xem xét và hỗ trợ cho Tỉnh triển khai Đề án điện khí hóa cho đồng bào dân tộc Khmer giai đoạn 2008- 2010, nhằm tạo điều kiện cho đồng bào Khmer đến năm 2010 đạt trên 90% số hộ có điện sinh hoạt; góp phần chuyển giao khoa học kỹ thuật, làm thay đổi tập quán sản xuất của một số đồng bào Khmer để phát triển sản xuất đem lại hiệu quả cao giúp cho các hộ vươn lên thoát nghèo.
Về giáo dục và nâng cao dân trí trong đồng bào Khmer rất mongTrung ương có chủ trương cho phép nâng cấp các trường Trung học cơ sở Dân tộc nội trú huyện thành trường Trung học phổ thông dân tộc nội trú và có chính sách đào tạo, hướng nghiệp việc làm cho các em học sinh tốt nghiệp ra trường, để có nguồn lao - 54 - động có tay nghề đáp ứng với nhu cầu thị trường lao động hiện nay và giải quyết
việc làm cho đối tượng lao động đang dư thừa tại địa phương.
Đồng bào Khmer trình độ tay nghề còn thấp đề nghị cho phép Tỉnh thành lập riêng trương dạy nghề cho cán bộ và đồng bào dân tộc, đồng thời được hưởng đầy đủ các chế độ như trường Dân tộc Nội trú tỉnh, với quy mô 1000 học viên, nhằm giúp cho con em đồng bào Khmer nghèo được đào tạo nghề ra trường có việc làm ổn định góp phần nâng cao đời sống và xóa đói giảm nghèo.
Đề tiếp tục phát triển nâng cao chất luợng cuộc sống xóa đói giàm nghèo trong đồng bào Trung ương xem xét cho Tỉnh tiếp tục được ưu tiên tham gia các dự án ODA và có sự hỗ trợ vốn đối ứng cho địa phương đối với một số dự án lớn, vượt quá khả năng cân đối của địa phương nhằm thực hiện xóa đói giảm nghèo đặc biệt là đối với đồng bào Khmer. Tiếp tục đầu tư Chương trình trung tâm cụm xã đến năm 2010 để tỉnh hoàn chỉnh các hạng mục công trình dang dỡ và 5 trung tâm cụm
xã chưa được đầu tư, góp phần xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc tốt hơn nửa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb Chínhtrị Quốc gia Hà Nội. Năm 2002. Tập 4. 2. Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb Chínhtrị Quốc gia Hà Nội. Năm 1995. Tập 5. 3. Nguyễn Bá Học. Những định hướng chiến lược của chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo giai đoan 2006 – 2010. Nxb Lao động – Xã hội. Năm 2004.
4. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ VIII. Nhiệm kỳ 1992-1995.
5. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ IX. Nhiệm kỳ 1996 – 2000.
6. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ X. Nhiệm kỳ - 55 - 2001 – 2005.
7. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XI. Nhiệm kỳ 2005 – 2010.
8. Nghị quyết 05_NQ/TW ngày 5/4/2002 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng đối vớicông tác dân tộc vùng đồng bào dân tộc Khmer. 9. Nghị Quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XI. Nhiệm kỳ 2005 – 2010.
10. Báo cáo tổng kết 5 năm (2001- 2005) Thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia xóa đói giảm nghèo và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2006 – 2010. UBND Tỉnh Sóc Trăng số 18/BC-UBT.
11. Báo cáo Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo và Chương trình 135/TTg Giai đoạn II (2006- 2007), tỉnh Sóc Trăng. UBND Tỉnh Sóc Trăng Số 53/BC-UBND.
12. Báo cáo cáo tổng kết công tác dân tộc năm 2007 Và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2008. UBND Tỉnh Sóc Trăng, Ban Dân Tộc tỉnh Sóc Trăng. 13 Báo cáo tổng kết công tác dân tộc năm 2008 Và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2009. UBND Tỉnh Sóc Trăng, Ban Dân Tộc tỉnh Sóc Trăng. 14. Báo cáo hội thảo công tác xóa đòi giảm nghèo cho đồng bào dân tộc
Khmer. Ngày 02/12/2008. Do sở Kế hoạch và Đầu tư Sóc Trăng và dự án CDEEP phối hợp tổ chức.
15. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009.Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Sóc Trăng.
16. Báo cáo Tham luận công tác xóa đòi giảm nghèo cho đồng bào dân tộc
Khmer tỉnh Sóc Trăng thực trạng, nguyên nhân, giải pháp. UBND tỉnh Sóc Trăng, sở Kế hoạch và Đầu tư Sóc Trăng.
17. Thống kê kết quả điều tra xác định hộ nghèo năm 2005. Ban chỉ đạo điều tra xác định hộ nghèo tỉnh Sóc Trăng.
pháp xoá đói giảm nghèo cho tỉnh Sóc Trăng.. Ths. Nguyễn Việt Thảo - 56 - 19. Kết quả công tác xoá đói giảm nghèo và những giải pháp cho giai đoạn
2006 - 2010 ở vùng đồng bào dân tộc. TS. Đàm Hữu Đắc. Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
20. Tìm hiểu đời sống đồng bào Khmer ĐBSCL trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Phạm Văn Búa. Đại học Cần Thơ.
21. Tham luận hội thảo về “Chính sách đối với người Khmer của Nhà nước”. Sơn Phước Hoan Vụ trưởng Vụ địa phương III thuộc ủy Ban Dân tộc.
22. Giải pháp xóa đói giảm nghèo đồng bào Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 282/2006.
23. Nguyễn Xuân Châu. Công tác xoá đói giảm nghèo vùng đồng bào Khmer Nam Bộ thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Tạp chí lý luân Uỷ Ban Dân Tộc. Giấy phép số 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
24. Bài viết tổng hợp về Nghèo. Tạp chí Đảng Cộng Sản Việt Nam.
25. Xóa đói giảm nghèo là sự nghiệp của toàn dân. Nguyễn Thị Ngọc Cầm. Tạp chí Đảng Cộng Sản Việt Na.
26. Một số thông tin khác từ trang web: Google.com.vn.