Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của việt nam, nâng vị thế của việt nam trên thị trường quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 31)

Để thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài cần có các cơ chế khuyến khích,ưu đãi của nhà nước Việt Nam đối với các nhà đầu tư ra nước

ngoài nói chung và đặc thù đối với một số nền kinh tế (Lào,Campuchia,LB Nga),nhưng đồng thời các chính sách ưu đãi và khuyến khích của Việt Nam phải đươc ủng hộ và tạo thuận lợi từ phía bạn thông qua các thỏa thuận hợp tác song phương giữa các chính phủ thúc đẩy đầu tư lẫn nhau,hợp tác trao đổi thông tin thường xuyên,co cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý đầu tư của các nước…

Ngoài việc xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư thì chính sách của nước đầu tư và nước nhận đầu tư đều cần hướng tới tạo thuận lợi để tiềm năng sinh lợi thành cơ hội sinh lợi và thành lợi nhuận của doanh nghiệp trên thực tế.

Do vậy,để thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam cần triển khai các giải pháp sau:

- Tiếp tục hòa thiện cơ chế chính sách quy định quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Cần sớm ban hành luật doanh nghiệp để áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp,với những cải cách theo phương hướng tạo điều kiện thông thoáng để kích thích các doanh nghiệp hiện có và phát triển,tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới hình thành

- Mở rộng, phát triển, đồng bộ và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nhân,doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

Ưu tiên nổi bật trong các dịch vụ này là cung cấp thông tin thị trường,thông tin đối tác,cơ hội kinh doanh,thông tin về môi trường đầu tư và các dịch vụ xúc tiến thương mại.Để làm được những vấn đề trên nhà nước cần:

Cơ quan quản lý nhà nước mà do bộ kế hoạch đầu tư chủ trì sẽ phối hợp với các bộ,ngành liên quan để tổ chức thu thập thông tin định kỳ hàng năm biên soạn bằng tiếng việt để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trong nước,các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài về các vấn đề như:

+Chính sách thu hút đầu tư,luật pháp,các chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư,hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở các nước sở tại.

+ Các tiềm năng và cơ hội đầu tư vào một số nghành,lĩnh vực ở các nước sở tại

+Các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài của các nước sở tại

-Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các nền kinh tế cung cấp cho các doanh nghiệp đang và sẽ đầu tư vào các nước sở tại,cũng như cơ quan các nhà nước liên quan các loại thông tin như:

+Thông tin về chính sách đầu tư và các chính sách,luật pháp liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp bằng tiếng Việt.Thường xuyên cập nhật các thay đổi về luật pháp,chính sách để cung cấp cho các doanh nghiệp.

+ Định kỳ cung cấp các các chỉ số kinh tế vĩ mô của các nước sở tại:quy mô tốc độ phát triển của nền kinh tế,quan hệ hợp tác giữa hai nước…

+Tổ chức thu thập thông tin cụ thể mà các nhà đầu tư quan tâm. - Các chính sách hỗ trợ,ưu đãi của nhà nước.

Khi đầu tư ra nước ngoài nhà đầu tư chịu rất nhiều rủi ro trong quá trình nghiên cứu,hoạt động đầu tư vì vậy nên cần có sự hỗ trợ về chính sách của nhà nước.

- Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư.

Đối với một số dự án đầu tư để thực hiện mục tiêu quan trọng có tác động tích cực tới phát triển kinh tế của nước ta như sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam,khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu,phục vụ sản xuất,chế biến trong nước thì đề nghị được hưởng các chính sách ưu đãi về nguồn vốn như: ưu tiên hơn trong các vấn đề vay vốn,chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp,hoặc nhà nước có thể góp vốn với doanh nghiệp để thực hiện dự án,chia sẻ rủi ro với các doanh nghiệp.

- Chính sách ưu đãi về thuế.

Thuế là một công cụ số một cos tác động đến khả năng tạo lợi nhuận của dự án đầu tư.Do thuế có ảnh hưởng tới thu nhập,khả năng sinh lời của đồng vốn,khả năng tái đầu tư của doanh nghiệp.

Cần có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào một số lĩnh vực đặc thù.Cho phép các dự án của doanh nghiệp đầu tư ở nước ngoài được hưởng các ưu đãi về thuế ít nhất ngang hàng với các doanh nghiệp đầu tư trong nước đang được hưởng theo luật,nếu như lĩnh vực hoạt động của các dự án đầu tư ra nước ngoài giống hay bổ sung cho các dự án của doanh nghiệp trong nước.

- Thực hiện các hiệp định,thảo luận đa phương,song phương.

Sớm triển khai và thống nhất các nội dung của các của các hiệp định,thỏa thuận song phương và đa phương giữa Việt Nam và các nước khác.Trong đó có hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư cũng như hiệp định tránh đánh thuế trùng của Việt Nam với các nước để làm cơ sở cho hoạt động đầu tư mỗi nước.

- Chính sách ngoại hối.

Sự biến động trên thị trường ngoại hối ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.

Nhà nước cần thực hiện những chính sách để thị trường ngoại hối hoạt động có hiệu quả tạo thuận lợi cho đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam:

+ Hoàn thiện tổ chức ngoại tệ liên ngân hàng theo hướng đẩy mạnh các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi,cho phép các ngân hàng thực hiện giao dịch quyền chọn và hợp đồng tương lai để giảm tỷ lệ rủi roc ho các doanh nghiệp khi hoạt động trên phạm vi thế giới.

+Thành lập công ty môi giới ngoại tệ để đóng vai trò cầu nối giữ cung và cầu ngoại tệ trên thị trường.

- Về đào tạo lao động.

Do trình độ lao động của một số nước sở tại như Lào,Campuchia còn thấp,chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nên các nhà đầu tư phải đưa lao động của Việt Nam sang hoặc đưa lao động các nước đó về đào tạo nên nhà nước cần có những chính sách cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp trong đào tạo lao động các doanh nghiệp này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các khoản viện trợ và hỗ trợ của Việt Nam sang các nước như Lào,campuchia cần gắn chặt và tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư.

3.2.2.2.Phía nhà đầu tư

Nhà đầu tư là người trực tiếp tạo ra và quản lý điều hành các hoạt động đầu tư ra nước ngoài.Vai trò của nhà đầu tư quyết định đế sự thành công hay thất bại của dự án.Vì vậy để tăng hiệu quả đầu tư cần có những giải pháp tác động mạnh mẽ đến vai trò và trách nhiệm của nhà đầu tư,làm tăng năng lực cạnh tranh giữa các nhà đầu tư như:

+ Xử lý dứt điểm các khoản nợ quá hạn với giải pháp hiện nay là thành lập các công ty khai thác tài sản thế chấp để mua lại tài sản tồn đọng,nợ chờ xử lý,tài sản thế chấp của ngân hàng thương mại để bán lại,thu hồi nợ,làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng

+ Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn,phát triển các công cụ tài chính cần thiết,tạo hàng hóa như cổ phiếu,trái phiếu công ty…tông qua các trung tâm giao dịch chứng khoán để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư,khuyến khích sự phát triển của các trung gian tài chính để tang sự luân chuyển vốn trên thị trường.Khi tiềm lực tài chính đủ mạnh thì các doanh nghiệp có thể thành lập được ngân hàng riêng của mình để huy động vốn tốt nhất.

+Một trong những yếu tố huy động vốn quan trọng đó là thế chấp tài sản.Cải cách các chính sách về đất đai để các doanh nghiệp ngoài việc dễ dàng tiếp cận với thị trường đất đai,thuê đất lâu dài và ổn định,còn có thể thế chấp và vay vốn của các tổ chức tín dụng.

Thứ hai,nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp:

+ Ưu tiên mở rộng hoạt động nghiên cứu và triển khai các công nghệ hiệ đại để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.Phối hợp nghiên cứu giữa các doanh nghiệp và các trường đại học để nghiên cứu công nghệ và công nghệ cơ bản.

+Khuyến khích và mở rộng hoạt động chuyển giao cong nghệ giữa các nước với nhau,tạo thuận lợi cho việc mua bán công nghệ được bảo vệ bởi các hành lang pháp lý.Liên kết liên doanh với nước ngoài là con đường chuyển giao nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Thứ ba,Vấn đề thị trường.

Đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ thị trường môi trường đầu tư của các nước sở tại để lựa chọn cơ hội đầu tư phù hợp với mình.Khi đầu tư vào lĩnh vực nào thì phải liên hệ chặt chẽ với các đại sứ quán,cơ quan thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài để xin cung cấp thông tin và tư vẫn trước khi quyết định đầu tư.Có mối quan hệ gần gũi và thân thiện với địa phương mà mình muốn đầu tư để có thông tin tốt nhất đối với thu nhập,mức tiêu thụ hàng hóa,khuynh hướng và sở thích tiêu dùng để có sự lựa chọn đầu tư hợp lý.Liên hệ với các Việt kiều ở các nước để thu thập thông tin và xin tư và đầu tư vào lĩnh vực và sản phẩm phù hợp,đây là chỗ dựa thân

cận nhất đối với các doanh nghiệp.

Phần 3.Kết luận

1. Kết luận

Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, đầu tư quốc tế trở thành một hoạt động thường xuyên và mang lại nhiều hiệu quả cho các Doanh nghiệp đầu tư cũng như cho nước nhận đầu tư.

2. Đề nghị

Qua hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam vừa qua, các nhà đầu tư đã gặt hái được rất nhiều thành công.Bên cạnh đó cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách do hạn chế về vốn, hạn chế về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh ở nước ngoài, hạn chế về những hiều biết về quy chế chính sách của nhà nước sở tại, ngoài ra cũng phải kể đến những tồn tại, những khó khăn trong cơ chế, chính sách của Nhà nước ta vẫn chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập, thiếu sót và nhất là chưa có được sự hỗ trợ hiệu quả từ phía Nhà nước dành cho các Doanh nghiệp hoạt động trực tiếp ra nước ngoài, tuy nhiên trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay thì ngày càng nhiều những cơ hội thuận lợi, những sự hỗ trợ có hiệu quả hơn từ phía Nhà nước khi đã nhận thức được vai trò của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các Doanh nghiệp, do đó hứa hẹn mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ngày càng phát triển mạnh mẽ

Lời cảm ơn

Bài tiểu luận của nhóm em còn nhiều thiếu sót và có nhiều số liệu chưa hoàn chỉnh. Nên nhóm em rất mong nhận được những ý kiến , đóng góp của cô và các bạn trong lớp để kiến thức cũng như bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện hơn.

Nhóm em xin chân thành cảm ơn.

Tài liệu tham khảo

1. Thúc đẩy Doanh Nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Chủ biên: Đinh Trọng Thịnh

2. Website Tổng cục thống kê

3. Tài liệu tham khảo về luật đầu tư, luật doanh nghiệp 2005 4. Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 1/2014

5. Tài liệu Luận văn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các Doanh Nghiệp Việt Nam 4Share.vn

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của việt nam, nâng vị thế của việt nam trên thị trường quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 31)