Một số bài học kinh nghiệm của nước ngoài về hỗ trợ phát triển

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM (Trang 26 - 31)

Sáu là, thành lập các cơ quan quản lý, đại diện hỗ trợ DNNVV. Các nước đều có cơ quan chuyên quản và hỗ trợ DNNVV.

1.4 Một số bài học kinh nghiệm của nước ngoài về hỗ trợ phát triểndoanh nghiệp nhỏ và vừa. doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Việc phát triển DNNVV ở các nước không phải là mục đích tự thân vận động, mà là một chiến lược tăng trưởng hiệu quả trên cơ sở kết hợp hài hòa chiến lược tạo việc làm với chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, để giải quyết đồng thời hai vấn đề kinh tế là:

- Sử dụng hiệu quả nguồn lực trong nước, trong đó nguồn nhân lực là quan trọng nhất.

- Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu để tạo nguồn ngoại tệ cho đổi mới thiết bị và công nghệ, tức là để hiện đại hóa nền kinh tế.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu giải quyết những vấn đề sau:

- Tình trạng thiếu vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Sự yếu kém về trình độ quản lý, công nghệ.

- Máy móc thiết bị kém hiệu quả. - Năng suất lao động thấp.

- Mức độ giá trị gia tăng thấp.

- Mức vốn trung bình cho mỗi lao động thấp.

Sau đây là một số nội dung cơ bản về chính sách hỗ trợ đối với các DNNVV đã được áp dụng với các nước trên trong thời gian qua:

Khung khổ pháp lý về doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Một số nước đã ban hành đạo luật riêng về DNNVV. Luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định khung khổ chung nhưng không mâu thuẫn với các Luật khác về kinh doanh và thương mại. Sở dĩ khung khổ luật pháp về DNNVV không mâu thuẫn với các đạo luật kinh doanh khác là vì luật DNNVV chỉ quy định những vấn đề riêng có liên quan trực tiếp đến DNNVV, như xác định quy mô nào là DNNVV, đường lối chính sách chủ yếu đối với DNNVV. Luật ở các nước không quy định quy trình thành lập và đăng ký DNNVV, cũng không quy định cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng chính sách, thực thi chính sách, phối hợp các hoạt động về DNNVV giữa các tổ chức và cơ quan vì mục đích chung là phát triển DNNVV.

Chính sách khuyến khích việc thành lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa:

- Đơn giản tối đa các thủ tục đăng ký kinh doanh.

- Chính phủ thành lập quỹ “khởi sự” để các doanh nghiệp mới thành lập vay vốn kinh doanh.

- Xây dựng các khu công nghiệp tập trung dành cho DNNVV để khuyến khích các DNNVV phát triển sản xuất, tránh sự tập trung quá mức ở các đô

thị và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hỗ trợ tập trung khác, cũng như để kiểm soát môi trường.

Chính sách thị trường và cạnh tranh:

- Ngăn chặn tình trạng cạnh tranh quá mức giữa các DNNVV với nhau cũng như giữa các DNNVV với các doanh nghiệp lớn.

- Xác định loại sản phẩm dành riêng cho DNNVV sản xuất, các doanh nghiệp lớn dù có năng lực, thậm chí sản xuất với hiệu quả kinh tế có thể cao hơn nhưng không được sản xuất sản phẩm đó.

- Yêu cầu các doanh nghiệp lớn thầu phụ với DNNVV thích hợp: quy định hạng mục các sản phẩm mà các cơ sở công nghiệp lớn phải cho các DNNVV làm thầu phụ.

- Xác định danh sách các DNNVV tham gia làm thầu phụ.

- Thành lập Hội đồng khuyến khích thầu phụ gồm đại diện Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, các doanh nghiệp lớn và đại diện của các DNNVV.

- Yêu cầu cơ quan nhà nước phải mua sản phẩm, dịch vụ của DNNVV. - Khuyến khích các DNNVV liên kết trong việc cùng mua nguyên vật liệu, cùng bán sản phẩm ra thị trường cho Nhà nước.

Chính sách thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:

- Miễn hoặc giảm thuế cho DNNVV với các loại sau: Thuế thu nhập, thuế môn bài, thuế lợi tức công ty, thuế tài sản với mức tối đa đến 50%, thời hạn từ 2 đến 5 năm kể từ khi thành lập.

- Cho phép khấu trừ 15% doanh thu chịu thuế trước khu tính thuế để khuyến khích đầu tư mới.

- Cho phép áp dụng chế độ khấu hao chung là 50%, ở các ngành đặc biệt được áp dụng khấu hao 100%.

- Cho phép trừ thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu gấp đôi so với mức áp dụng cho một doanh nghiệp bình thường để khuyến khích xuất khẩu.

- Cho phép khấu trừ 1,5% thu nhập hay khoảng 20% doanh thu trước khi tính thuế để khuyến khích phát triển công nghệ.

Chính sách tài chính, tín dụng, đầu tư trong lĩnh vực này là:

- Hỗ trợ tài chính cho việc hiện đại hóa máy móc thiết bị.

- Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập có áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và phân tích kinh tế.

- Hỗ trợ tài chính cho DNNVV mới thành lập ứng dụng công nghệ mới. - Cho phép quỹ đầu tư bỏ vốn vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển mạng lưới thông tin tiếp thị.

- Ngoài các quỹ, Chính phủ còn lập các Ngân hàng để cung cấp tài chính cho các DNNVV.

Các quỹ của chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa:

- Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghiệp cho DNNVV. - Quỹ hỗ trợ DNNVV mới thành lập

- Quỹ bảo lãnh tín dụng nói chung giúp các DNNVV sử dụng công nghệ mới và phát triển công nghệ.

- Cho phép các DNNVV liên kết với nhau để lập ra Quỹ tương trợ trên cơ sở cùng đóng góp thêm vào phần tài trợ ban đầu của Nhà nước để ngăn

chăn tình trạng phá sản dây truyền do khách hàng bị phá sản và để cấp vốn cho các hoạt động cùng mua cùng bán.

Thông thường khi lập qũy, Nhà nước đóng góp toàn bộ hoặc phần lớn. Nếu hoạt động của Quỹ mang lại hiệu quả cho các bên (doanh nghiệp, hiệp hội, ngân hàng…) thì các bên này sẽ tự nguyện tham gia bằng cách góp thêm vốn vào các quỹ đó. Lúc này, Nhà nước có thể rút bớt vốn của mình khỏi các quỹ để làm công việc khác.

Thông tin, công nghệ:

- Hỗ trợ về thông tin thị trường, tiếp thị.

- Thành lập Viện công nghệ chuyên nghiên cứu hỗ trợ phát triển công nghệ cho DNNVV.

- Chính phủ lập kế hoạch phát triển công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc dành một số vốn ngân sách sản xuất sản phẩm mới; liên quan tới sản xuất và sử dụng nguyên vật liệu mới; liên quan đến tự động hóa hay các máy móc thiết bị có năng suất cao; liên quan đến các phần mềm tin học…

Phát triển nguồn nhân lực:

- Chương trình đào tạo thường có nội dung nâng cao năng lực kinh doanh để chủ doanh nghiệp nhận biết thời co và chớp được thời cơ.

- Các tổ chức hỗ trợ DNNVV của Nhà nước tuyển chuyên gia về công nghệ, kỹ thuật và quản lý nước ngoài để hỗ trợ cho DNNVV.

- Lựa chọn và tổ chức đội ngũ chuyên gia trong nước để đáp ứng nhu cầu tư vấn cho DNNVV.

- Chọn một số tổ chức nghiên cứu, các trường đại học làm “các đơn vị hướng dẫn chuyên ngành” và khuyến khích các cơ quan này tự tổ chức và cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w