Các chỉ tiêu đánh giá động lực lao động.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại công ty Cổ phần Nhựa – Bao bì Vinh (Trang 36 - 37)

Để đánh giá xem người lao động trong công ty có động lực lao động hay không chúng ta có thể dựa vào rất nhiều các tiêu chí khác nhau như: Chỉ tiêu tăng trưởng của Công ty, chất lượng sản phẩm, mức độ hài lòng trong công việc, sự gắn bó của người lao động...

- Các chỉ tiêu tăng trưởng: Doanh thu, sản lương, lợi nhuận. Việc tăng các chỉ tiêu này có thể thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển, Công ty sẽ tạo được động lực cho người lao động hơn, đặc biệt là việc chi trả tiền thưởng, các loại phúc lợi tăng... Khi đó có thể nói rằng người lao động đã có động lực lao động

- Chất lượng sản phẩm: Nếu như chất lượng sản phẩm được nâng cao thì có thể người lao động có động lực làm việc, tức là, số lượng các sản phẩm đạt yêu cầu tăng lên, cùng với đó là số sản phẩm xấu, hỏng không đạt yêu cầu giảm xuống.

- Tiết kiệm nguyên vật liệu: Khi Công ty tạo ra động lực cho người lao động, họ sẽ có ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu cho công ty hơn để tăng lợi nhuận cho công ty. Do đó, có thể nói rằng số lượng nguyên vật liệu tiết kiệm được tăng lên thì người lao động có động lực làm việc.

- Sáng kiến kỹ thuật: Có thể nói rằng mức độ đóng góp của người lao động cho công ty mà lớn, số sáng kiến cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả làm việc nhiều thì người lao động có động lực làm việc.

- Số vi phạm kỷ luật: Nếu số vi phạm kỷ luật giảm có thể nói rằng người lao động có động lực làm việc và ngược lại, số vi phạm kỷ luật mà tăng thì người lao động chưa có động lực làm việc. Vì khi có động lực lao động họ sẽ nâng cao ý thức, tính trách nhiệm với công việc như: không đi muộn, không làm việc riêng trong giờ làm, chấp hành đúng nội quy của công ty, không gây mất đoàn kết trong công ty...

- Mức độ hài lòng của người lao động: Nếu như mức độ hài lòng trong công việc của người lao động cao thì chắc chắn rằng họ có động lực lao động. Vì khi có động lực lao động họ được đảm bảo về thù lao, phúc lợi công bằng, hợp lý, họ được tôn trọng, có môi trường làm việc thân thiện, thoải mái...

- Mức độ gắn bó của người lao động với công ty: người lao động mà gắn bó với công ty lâu dài, thâm niên làm việc ngày càng tăng thì chắc chắn công ty đã tạo được động lực lao động cho họ.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại công ty Cổ phần Nhựa – Bao bì Vinh (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w