Từ đầu năm 2005 thông qua chương trình hợp tác khoa học công nghệ quốc tế giữa Việt Nam và Hungary công nghệ CNN tại Việt Nam đã được bắt đầu nghiên cứu tại Viện Công nghệ thông tin – Viện khoa học và công nghệ Việt Nam.
Thông qua đề tài hợp tác các nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam đã làm chủ được thành tựu mới nhất về CNN cả về lý thuyết và công nghệ. Từ việc nắm bắt này nhiều nghiên cứu về CNN đã được tiến hành và thu được kết quả
tốt. Các thực nghiệm về nhận dạng thuốc viên tốc độ cao trong khi sản xuất, nhận dạng sự phát sinh tia lửa điện bugi, phát hiện mất ốc trên đường ray, phát hiện sự xuất hiện các trạng thái thay đổi đột ngột trong thí nghiệm nổ bong, nhận dạng vân tay, …dùng CNN đã được thực hiện thành công.
Mặc dù mới tham gia vào lĩnh vực này nhưng nhiều đóng góp khoa học nghiên cứu về CNN đã được công nhận trong các hội thảo khoa học quốc tế như thuật toán khôi phục ảnh đối xứng thời gian thực, mô hình CNN 3 lớp giải PDE cho bài toán ô nhiễm, giải PDE bài toán dòng chảy, mô hình CNN 2 lớp phức ứng dụng trong xử lý ảnh, các thuật toán lai giảm nhiễu, lọc ảnh, các sơ đồ cứng hóa thuật toán lai, nghiên cứu ứng dụng camera CNN nhận dạng hình ảnh trên robot tự động sử dụng trong công nghiệp… Hiện nay việc nghiên cứu về ứng dụng CNN vẫn được tiếp tục phát triển thông qua các đề tài hợp tác quốc tế như Việt Nam – Hungary (chế tạo chip CNN giải PDE dùng công nghệ FPGA), Việt Nam – Hàn Quốc 2010-2011 (sử dụng camera CNN trong điều khiển xe bốc xếp hàng tự động tại kho cảng) mà đơn vị thực hiện trực tiếp của Việt Nam là Viện công nghệ thông tin – Viện khoa học và công nghệ Việt Nam.
CHƢƠNG 2.
XỬ LÝ ẢNH DÙNG MẠNG NƠ RON TẾ BÀO
Trong chương 2, luận văn có sử dụng một số tài liệu tham khảo sau: [1], [3], [4] và [5]