Các yếu tố về bản thân trẻ đƣợc xem xét nhƣ tiêm chủng không đầy đủ, cai sữa không hợp lý, cân nặng khi sinh thấp (<2500gam), đều là những yếu tố có liên quan đến việc gia tăng tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ nhỏ dƣới 5 tuổi ở khu vực nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Sữa mẹ và tiêm chủng là những yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ. Thời gian cai sữa không đúng thời gian và tiêm chủng không đầy đủ cho trẻ có liên quan chặt chẽ với tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ (bảng 3.18, bảng 3.19). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng những trẻ cai sữa không đúng (dƣới 18 tháng) có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp cao gấp 2,06 lần nhóm trẻ cai sữa hợp lý (từ 18 trở lên), với p <0,05. Trẻ đƣợc tiêm chủng không đầy đủ hoặc đủ nhƣng không đúng lịch, có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cao gấp 6,94 lần so với trẻ đƣợc tiêm phòng đủ và đúng lịch. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của tác giả Nadia Montasser tiến hành nghiên cứu cắt ngang, tiếp theo và nghiên cứu bệnh chứng để phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và xác định yếu tố nguy cơ đã nhận định rằng ARI liên quan có ý nghĩa với tình trạng tiêm chủng [34], [93]. Ngoài ra việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ có thể làm cho trẻ có tình trạng dinh dƣỡng tốt hơn trong những tháng đầu sau khi sinh, và điều này cũng góp phần làm giảm số mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp và tình trạng nặng của bệnh. Hầu hết các nghiên cứu quan tâm đến sự kết hợp giữa sữa mẹ và tử vong ở trẻ và cho rằng sữa mẹ đóng vai trò nhƣ là yếu tố bảo vệ. Một nghiên cứu đã cung cấp thông tin về tử vong đặc hiệu do nhiễm khuẩn hô
hấp cấp liên quan tới trẻ đƣợc nuôi bằng sữa mẹ. Những đứa trẻ không đƣợc nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 3,6 lần. Nghiên cứu về sự liên quan giữa sữa mẹ và vào viện do viêm phổi ở một số nƣớc trên thế giới (Trung Quốc, Brazil, Canada và Argentina) đều chỉ ra rằng: trẻ em không đƣợc nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ vào viện cao gấp từ 1,5 đến 4 lần [71], [104]. Chantry C. J. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của nuôi con đầy đủ bằng sữa mẹ đối với nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em Hoa Kỳ (2006) cho thấy, trẻ nhỏ chỉ đƣợc nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong thời gian 4 tháng đầu, có nguy cơ viêm phổi lớn hơn (6,5 %) so với trẻ đƣợc nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong cả 6 tháng đầu (1,6 %) với (OR= 4.27; 95 % CI: 1.27-14.35). Kết luận cho thấy, nguy cơ gia tăng nhiễm khuẩn hô hấp cấp khi chỉ đƣợc nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 tháng so với nhóm trẻ đƣợc nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ liên tục trong 6 tháng.
Nghiên cứu của Broor S và cộng sự năm 2001 (Ấn Độ), phân tích hồi quy logistic thấy rằng trẻ không đƣợc nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp 1,64 lần, trẻ tiêm chủng không đầy đủ theo tuổi, có nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp 2,85 lần. Qua đó các tác giả đi đến kết luận rằng: Trẻ không đƣợc nuôi con bằng sữa mẹ, tiêm chủng không đầy đủ theo lịch là các yếu tố nguy cơ quan trọng liên quan tới nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Vì vậy, việc xác định các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn hô hấp cấp có thể giúp cho giảm gánh nặng bệnh tật [68].
Khi phân tích hồi quy logistic cũng cho kết quả: Tiêm chủng không đầy đủ là yếu tố đứng hàng thứ nhất trong các yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ nhỏ tại 02 xã huyện Hiệp Hòa trong nghiên cứu của chúng tôi.
Kết quả bảng 3.17 cho thấy trẻ có cân nặng thấp khi sinh có nguy cơ
cân nặng bình thƣờng khi sinh với p< 0,05. Có lẽ trẻ có cân nặng thấp khi sinh < 2500g và trẻ đẻ non thì sức đề kháng của trẻ với bệnh tật kém hơn các trẻ cân năng khi sinh bình thƣờng, quá trình phát triển của những trẻ này thƣờng chậm và khả năng thích nghi với môi trƣờng thấp. Với trẻ cân nặng thấp các kháng thể từ mẹ truyền giảm ngay trong thời gian sau đẻ, do đó khả năng miễn dịch của trẻ kém, trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm trong đó có nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Mai Anh Tuấn tại Chợ Mới, Bắc Kạn [60] và nghiên cứu của Bipin Prajapati ở vùng nông thôn của Gujara [66].
4.3.3. Các yếu tố nguy cơ thuộc về môi trường sống của trẻ
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy: Bếp đun trong nhà ở vì không có bếp riêng, trong nhà có ông hoặc bố hút thuốc lá hoặc thuốc lào, kinh tế thuộc hộ nghèo là những yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ nhỏ. Về khía cạnh này cũng đƣợc nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập đến: Một số nghiên cứu về yếu tố phơi nhiễm với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em ở Brazil, Trung Quốc đã cho thấy, ảnh hƣởng của tình trạng nhà ở gần nguồn ô nhiễm, có vật nuôi trong gia đình và khói thuốc lá, là các yếu tố quyết định quan trọng, liên quan tới bệnh hô hấp của trẻ em [77], [89],[102]. Tác giả Islam F, Sarma R, đã tiến hành nghiên cứu về Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em ở Assam, Ấn độ: Nghiên cứu này đã xác định đƣợc tỷ lệ hiện mắc cao ở trẻ dƣới 5 tuổi. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các yếu tố nguy cơ môi trƣờng đặc biệt là đun bếp trong nhà ở có ảnh hƣởng tới ARI của trẻ dƣới 5 tuổi [82]. Các tác giả Jame H và Satoshi Nakai nghiên cứu tại Kerala, Nepal, Gambia, Zimbabwe, Nam Phi,Tanzania cũng cho thấy nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất trong nhà là do bố, mẹ hoặc ngƣời lớn hút khác thuốc lá, thuốc lào trong nhà. Trẻ nhỏ có bố mẹ hút thuốc lá, thuốc lào có tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cao gấp 2 lần so với
trẻ nhỏ mà bố, mẹ không hút thuốc [83]. Nghiên cứu tại Brazil cho thấy tỷ lệ mới mắc bệnh hô hấp của những đứa trẻ bị phơi nhiễm với khói thuốc lá do bố, mẹ gấp 1,5 đến 2 lần so với con của những ngƣời không hút thuốc lá. Nghiên cứu tại xã Thủy Dƣơng (Huế) năm 2003 cũng cho thấy tỷ lệ trẻ phơi nhiễm với khói thuốc mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (63,15%) cao hơn nhóm trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nhƣng không phơi nhiễm với khói thuốc (29,75%) với p< 0,05 [68]. Nghiên cứu của Mai Anh Tuấn tại huyện Chợ Mới cũng cho kết quả tƣơng tự. Nhóm trẻ có bố mẹ hút thuốc lá, lào có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cao gấp 1,39 lần so với nhóm chứng. Rõ ràng trẻ hít phải khói thuốc từ ngƣời lớn (hút thụ động) là một yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính [60]. Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết luận của các tác giả trên.
Một vài nghiên cứu khác ở Nepan, Gambia, Nam Phi, Brazil, Đài Loan và ở một số nƣớc đang phát triển cũng cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đƣờng hô hấp cao hơn ở trẻ nhỏ phơi nhiễm với ô nhiễm không khí trong nhà ở. Trẻ em sống gần lò sƣởi đốt bằng củi có nguy cơ viêm phổi cao gấp 5 lần so với trẻ cùng tuổi và cùng giới ở những gia đình không dùng lò sƣởi [71], [78]. Không khí trong nhà bị ô nhiễm từ việc đốt các nhiên liệu để nấu ăn cũng làm gia tăng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và tử vong ở trẻ [63], [65], [84], [73]. Những trẻ sống trong gia đình có ngƣời hút thuốc lá thì có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cao hơn so với nhóm trẻ khác [62]. Kết quả phân tích logistic trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tƣơng tự, đây là các yếu tố nguy cơ làm gia tăng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ nhỏ tại Hiệp Hòa, Bắc Giang và phƣơng pháp này cũng đã loại ra một số yếu tố nhiễu nhƣ: loại nhà, tình trạng nhà, chuồng gia súc gần nhà. Về vấn đề này nghiên cứu của chúng tôi đã phản ánh kết quả khác với nghiên cứu của Mai Anh Tuấn tại Chợ Mới, Bắc Kạn, kết quả nghiên cứu ở đó cho thấy, các yếu
tố này có liên quan với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ. Có thể do Chợ Mới, Bắc Kạn là huyện miền núi, vùng cao chủ yếu là ngƣời dân tộc thiểu số, thƣờng ở nhà sàn. Ở đó cuộc sống ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn, phong tục tập quán còn lạc hậu, chuồng gia súc dƣới sàn nhà gây nên ô nhiễm không khí nhà ở, còn ở khu vực chúng tôi nghiên cứu ngƣời dân thƣờng ở nhà đất, mặc dù chuồng gia súc gần nhà < 10m nhƣng vẫn có một khoảng cách nhất định với nhà ở. Về khía cạnh này cũng đƣợc nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập đến: Một số nghiên cứu về yếu tố phơi nhiễm với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em ở Brazil, Trung Quốc đã cho thấy, ảnh hƣởng của tình trạng nhà ở gần nguồn ô nhiễm, có vật nuôi trong gia đình là các yếu tố quyết định quan trọng, liên quan tới bệnh hô hấp của trẻ em [77], [89], [102]. Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với kết luận của các tác giả trên.
Để xác định đƣợc cƣờng độ đích thực của yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy logistic: phân tích đƣợc mối liên quan giữa các biến độc lập với nhau ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc (nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ), loại trừ đƣợc ảnh hƣởng của các biến nhiễu đến yếu tố nguy cơ và xác định đƣợc độ mạnh thực sự của yếu tố nguy cơ đến tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ thông qua OR hiệu chỉnh. Kết quả phân tích hồi qui logistic các vấn đề nguy cơ đến tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em ở Hiệp Hòa, Bắc Giang lần lƣợt nhƣ sau: Tiêm chủng không đủ hoặc đủ nhƣng không đúng lịch, cai sữa không đúng (dƣới 18 tháng), kiến thức chăm sóc trẻ của bà mẹ kém, gia đình nghèo, hút thuốc lá, thuốc lào trong nhà, gần trẻ, bếp đun trong nhà, cân nặng khi sinh thấp. Các yếu tố đó là: loại nhà, tình trạng nhà, trình độ học vấn của mẹ, chuồng gia súc gần nhà, không còn là yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ. Kết quả phân tích của chúng tôi ở một khía cạnh nào đó cũng phù hợp với tác giả S Yadav và cộng sự ở miền Trung
Nepal nhƣ: Trình độ học vấn của mẹ, loại nhà không phải là yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ. [108].
Ngoài các yếu tố trên, vấn đề vị trí xã hội của ngƣời mẹ và gánh nặng công việc hàng ngày của họ cũng đóng một vai trò quan trọng. Theo chúng tôi, kể cả khi bà mẹ có kiến thức nuôi con, nhƣng vị trí xã hội của họ không cho phép họ thực hiện những hiểu biết của mình thì cũng không mang lại kết quả gì. Do ảnh hƣởng về tập quán sinh sống, về chế độ quyền lực trong gia đình... làm hạn chế khả năng chăm sóc con cái của ngƣời mẹ. Nhận xét này phù hợp với thông tin chúng tôi thu nhận đƣợc từ phỏng vấn các bà mẹ về việc chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ. Một vấn đề liên quan nữa cũng trong tình trạng “bỏ ngỏ” đó là gánh nặng công việc hàng ngày của các bà mẹ nuôi con nhỏ. Thực chất muốn thoát khỏi nghèo đói, ngƣời phụ nữ có vai trò rất lớn trong nguồn nhân lực lao động. Hàng ngày họ phải lao động rất vất vả ở đồng ruộng, làm ra của cái vật chất cho gia đình và xã hội. Khi về nhà, mọi công việc trong gia đình cũng lại đến tay ngƣời phụ nữ. Vì vậy, họ không còn thời gian để chăm sóc con, ngay cả khi con bị ốm. Gánh nặng lao động của ngƣời phụ nữ rất nhiều, nhất là hiện nay với tốc độ phát triển kinh tế xã hội, miền núi cũng đang chuyển dịch từ tự cung tự cấp sang kinh tế thị trƣờng. Phụ nữ, họ càng phải tiếp tục vai trò của mình trong một bối cảnh mới của xã hội với trách nhiệm nặng nề. Trong khi đó ở vùng nông thôn, miền núi, các yếu tố giúp cho ngƣời phụ nữ thoát khỏi cảnh lao động nặng nhọc chƣa đƣợc cải thiện, do đó họ vẫn là ngƣời chịu thiệt thòi và làm cho con cái họ bị thiệt thòi trong chăm sóc sức khỏe.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dƣới 5 tuổi
- Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp tính ở trẻ dƣới 5 tuổi là 39,5% - Phân loại mắc nhiễm khuẩn hô hấp tính theo mức độ:
Thể không viêm phổi: ho hoặc cảm lạnh: 33,3%. Viêm phổi: 5,6%.
Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng là: 0,6%.
- Nhóm tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp tính: Tỷ lệ mắc mắc nhiễm khuẩn hô hấp tính cao nhất ở nhóm trẻ từ 12 - 35 tháng tuổi (43,8%) và tỷ lệ mắc thấp nhất ở nhóm trẻ < 1 tháng tuổi (27,1%) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
- Giới tính: Tỷ lệ trẻ nam mắc nhiễm khuẩn hô hấp tính: 40,9%; Trẻ nữ: 38,1%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp tính giữa trẻ nam và trẻ nữ, với p > 0,05.
- Trẻ sống trong gia đình thuộc hộ nghèo có tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp tính là 71,3%, cao hơn ở trẻ sống trong hộ gia đình không nghèo là 33,5%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
- Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em theo tình trạng vệ sinh nhà ở:
+ Trẻ sống trong gia đình có ngƣời hút thuốc lá, thuốc lào thì có tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp tính (46,2 %) cao hơn nhóm trẻ sống trong gia đình không có ngƣời hút thuốc (25,8 %), với p< 0,05.
+ Trẻ sống trong các gia đình có bếp đun trong nhà thì có tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp tính (73,0 %) cao hơn nhóm trẻ sống trong gia đình không có bếp đun trong nhà (34,4 %), với p < 0,05.
2. Các yếu tố nguy cơ đến mắc nhiễm khuẩn hô hấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi
- Các yếu tố nguy cơ thuộc về bản thân trẻ:
+ Tiêm chủng không đầy đủ hoăc đủ nhƣng không đúng lịch (OR hiệu chỉnh = 7,68).
+ Cai sữa không đúng thời gian (OR hiệu chỉnh = 4,39). + Cân nặng sơ sinh thấp (OR hiệu chỉnh = 2,54).
-Các yếu tố nguy cơ thuộc về bà mẹ:
+ Kiến thức mẹ kém (OR hiệu chỉnh = 3,38).
+ Nghề nghiệp mẹ làm ruộng (OR hiệu chỉnh = 2,57).
-Các yếu tố nguy cơ thuộc về môi trường sống:
+ Hút thuốc lá, thuốc lào trong nhà, gần trẻ (OR hiệu chỉnh= 3,89). + Bếp đun trong nhà ( OR hiệu chỉnh = 2,75).
KHUYẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu về tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và một số yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dƣới 5 tuổi tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang chúng tôi xin đƣa ra một số khuyến nghị sau:
- Tăng cƣờng truyền thông giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ nhỏ. Tăng cƣờng công tác chăm sóc trƣớc sinh, giảm số trẻ có cân nặng thấp khi sinh, thực hiện tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ. Giữ vệ sinh môi trƣờng nhà ở đặc biệt với những hộ sống trong nhà tạm. Vận động ngƣời dân hạn chế bếp đun trong nhà hoặc có biện pháp thông khói, cách ly trẻ với khói bếp. Vận động ngƣời lớn trong gia đình không nên hút thuốc lá, lào trong nhà hoặc gần trẻ.