Dự án do Chính phủ Đan Mạch tài trợ:

Một phần của tài liệu Du lịch sinh thái và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Sơn (Trang 32 - 37)

Để có ngành du lịch sinh thái phát triển bền vững cần phải có một chiến lược du lịch sinh thái quốc gia được xây dựng với sự tham gia của đầy đủ các thành phần liên quan. Chiến lược này nên nằm trong khuôn khổ Chiến lược phát triển du lịch Việt nam . Mục đích của chiến lược bao gồm: xác định các vấn đề chủ chốt ảnh hưởng đến việc quy hoạch, phát triển và quản lý du lịch sinh thái của đất nước; phát triển một mô hình quốc gia để hướng để hướng các nhà điều hành du lịch sinh thái, các nhà quản lý các khu thiên nhiên, các nhà quy hoạch và tất cả các cấp chính quyền vào mục tiêu phát triển bền vững du lịch sinh thái, tạo chính sách và các chương trính hỗ trợ cho các bên liên quan trong hoạt động du lịch sinh thái để đạt được mục đích chung. Bên cạnh đó còn phải quan tâm đến việc hỗ trợ công đồng, nhất là cộng đồng dân tộc thiểu số rất cần sự giúp đỡ. Điều quan trong nhất là chiến lược phát triển du lịch sinh thái phải nhấn mạnh và tạo điều kiện cho sự kết hợp cộng tác giữa các ngành, các cấp khác nhau, phải nêu rõ sự cộng tác này có ý nghĩa sống còn đối với ngành du lịch sinh thái quốc gia.

Năm 2008 Vườn quốc gia Xuân Sơn xây dựng dự án “Cải thiện đời sống cho người dân địa phương ở trong và ngoài VQG Xuân Sơn - tỉnh Phú Thọ góp phần

quản lý rừng bền vững” do nguồn vốn Đan Mạch tài trợ. Thời gian thực hiện cuối năm 2008 - năm 2010, Địa điểm thực hiện một xã vùng lõi 2 xã vùng đệm. Vườn quốc gia Xuân Sơn phối kết hợp với các trường Đại học, Viện nghiên cứu khoa học áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật triển khai, phát triển và bảo tồn một số loài cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao ở vùng đồng bào tiểu số, được thực hiện thông qua xây dựng các mô hình trình diễn : “Mô hình canh tác trên đất dốc, mô hình lâm sản ngoài gỗ, mô hình nông lâm kết hợp, mô hình chăn nuôi, mô hình phát triển kinh tế hộ và mô hình quản lý rừng cộng đồng”. Với tổng số 22 mô hình được xây dựng. Các mô hình được đầu tư giống, phân bón và người dân còn được tập huấn các biện pháp chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất và chăn nuôi.

Bước đầu năm 2008 dự án đã và đang thực hiện một số mô hình như “Mô hình chăn nuôi lợn địa phương lai lợn rừng, mô hình canh tác trên đất dốc, mô hình lâm sản ngoài gỗ, mô hình nông lâm kết hợp” trong quá trình thực hiện xây dựng các mô hình cho ta thấy không những cấp chính quyền địa phương rất nhiệt tình ủng hộ mà người dân thực hiện dự án rất phấn khởi và nhiệt tình tiếp thu, hưởng ứng.

Thông qua việc xây dựng các mô hình khuyến lâm, hiệu quả của dự án được đánh giá thông qua kết quả các mô hình. Sau một năm thực hiện mộ hình nông lâm kết hợp. Sản lượng bước đầu thu được từ những cây ngắn ngày được bố trí trồng xen canh cây lâm nghiệp và cây công nghiệp cho tổng thu nhập một (ha) từ 18.000.000,0 đến 19.000.000,0 đồng trong một năm. Trong đó năng xuất cây sắn đạt được 1.600 kg/ha x 1.000đ/ kg = 16.000.000 đồng, bên cạnh đó mỗi (ha) được trồng từ 500 – 600 cây chuối cho thu nhập mỗi 01(ha) từ 2.000.000,0 – 2.400.000,0 đồng. Diện tích cây ngắn ngày được bối trí 1/3 diện tích mỗi mô hình.

Vậy công tác khuyến lâm đóng một vai trò hết sức quan trọng, không chỉ nâng cao năng xuất và hiệu quả canh tác mà còn góp phần chuyển đổi cung cách sản xuất cho đồng bào dân tộc vùng cao nói riêng mà còn hướng tới các thôn, bản đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Sơn đều được tiếp cận và có cơ hội ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Dự án còn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tăng thu nhập trên một diện tích đất, bảo đảm tăng trưởng kinh tế trong vùng hàng năm, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào ở khu vực vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn, từ đó giảm thiểu sức ép đối với việc bảo tồn và phát triển tài nguyên Vườn quốc gia Xuân Sơn, đồng thời bảo tồn và phát triển nguồn gen động, thực vật của vùng.

KẾT LUẬN

Du lịch sinh thái, là một mắt xích của phát triển bền vững, yêu cầu một cách tiếp cận tổng hợp đa lĩnh vực, quy hoạch cẩn thận(cả trên phương diện vật chất và quản lý) và hướng dẫn chỉ đạo và luật lệ nghiêm túc để có thể đảm bảo cho sự vận hành bền vững. Chỉ thông qua sự tham gia của nhiều thành phần thì du lịch sinh thái mới đạt được mục tiêu của mình. Chính quyền, doanh nghiệp tư nhân, cộng đồng địa phương và các tổ chức phi chính phủ đầu có vai trò quan trọng. Đối với mỗi quốc gia phải có một quy hoạch du lịch toàn quốc, với tư cách của một phần của quy hoạch tổng thể, bao gồm các thành phần môi trường và hướng dẫn chỉ đạo về du lịch sinh thái.

Các vấn đề nan giải, chẳng hạn như thiếu kinh phí và nhân lực tại nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt ở các nước đang phát triển, có thể bắt đầu được tháo gỡ nếu các cơ cấu thích hợp để phân bổ lợi nhuận thu được từ du lịch vào hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên được thiết lập. Cũng như vậy, sự đói nghèo ở nhiều khu nông thôn trên thế giới cũng có thể được giảm đi nếu có các công phương thích hợp để cộng đồng địa phương tham gia vào quá trình du lịch.

Công việc tập huấn là một vấn đề sống còn. Các khoá học và hội thảo nhằm vào các đối tượng khác nhau(các nhà điều hành du lịch, hướng dẫn viên, chủ khách sạn, các cán bộ quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, các nhóm cộng đồng địa

phương, và các nhà quản lý hành chính ) là những yêu cầu bức xúc. Các chương trình tập huấn phải mang tính thực hành, kết hợp các hoạt động trong lớp học với thực tập trên dịa bàn.

Phương tiện vật chất đầy đủ trong và gần các khu bảo tồn thiên nhiên rất cần thiết cho việc phát triển bền vững của du lịch sinh thái. Phải áp dụng các tiêu chuẩn quy hoạch, thiết kế và xây dựng, giảm thiểu tác động lên môi trường, cung cấp cho các cơ quan chức năng tự hoạt động ở mức độ nhất định và hỗ trợ chất lượng thăm quan cho du khách .

Trên đây là khái quát các vấn đề về du lịch sinh thái cả về vai trò và những vấn đề còn vướng mắc trong công cuộc phát triển du lịch sinh thái của nước ta nói chung và VQG Xuân Sơn nói riêng. Qua đó ta càng nhận thức một cách rõ ràng về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ phát triển du lịch sinh thái không phải của riêng ai bởi nó luôn gắn liền với môi trường sinh thái, với điều kiện tự nhiên mà con người chúng ta luôn phải sống và hoạt động trong đó. Nhất là trong hoàn cảnh nước ta đang trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và du lịch được coi là một trong 6 ngành công nghiệp mũi nhọn . Với vị trí là một cử nhân kinh tế tương lai phải luôn đầu tư nghiên cứu và tiến hành các chiến lược phát triển kinh tế cho đất nước, hơn nữa lại là nhà kinh doanh trong lĩnh vực du lịch thì ngoài trách nhiệm trên còn phải có trách nhiệm tuyên truyền về du lịch sinh thái, về môi trường cho mọi người.

Để có tri thức về du lịch trong thực hiện các yêu cầu trong kinh doanh cũng như trong tuyên truyền thực tế cần có sự bổ xung liên tục kiến thức về du lịch sinh thái do vậy sinh viên du lịch chúng em luôn mong muốn có được sự giúp đỡ của các thầy cô trong việc cung cấp các kiến thức thực tế (các chuyến đi giã ngoại), các nghiệp vụ về kinh doanh và tuyên truyền du lịch sinh thái, và đặc biệt là có một môn học, giáo trình về du lịch sinh thái.

Bài viết của em xin được kết thúc ở đây và không tránh khỏi những khuyếm khuyết cả về nội dung lẫn hình thức. Vậy nên em mong có được những ý kiến nhận xét và đóng góp của cô để bài viết của em thành công hơn.

Một phần của tài liệu Du lịch sinh thái và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Sơn (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w