NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tỉ lệ tro trấu đến sự sinh trưởng của cải bẹ xanh, cải bẹ trắng và xà lách (Trang 28 - 30)

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trên 3 loại rau ăn lá là cải bẹ trắng, cải bẹ xanh và xà lách lô lô đỏ là những loại rau phổ biến trong bữa ăn của mỗi người cũng như trongtrao

đổi hàng hóa ở các chợ trong nước và ở các khu vực khác. Đó đều là những loại rau ăn lá quan trọng và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng.

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tỷ lệ phối trộn giữa xơ dừa và tro trấu thích hợp nhất cho 3 đối tượng cải bẹ xanh, cải bẹ trắng, xà lách thực hiện trong nhà màngtạicông ty cổ phần nông trại và thực phẩm Miền Đông tại tỉnh Bình Dương.

3.2 Vật liệu nghiên cứu3.2.1 Giống rau 3.2.1 Giống rau

Giống rau:giống rau được cung cấp bởi công ty giống Trang Nông gồm giống cải bẹ xanh, cải bẹ trắng và xà lách lô lô đỏ.

3.2.2 Giá thể nghiên cứu

Giá thể xơ dừa:Giá thể được sử dụng trong thí nghiệm này là giá thể như mùn xơ dừa, khi khô có khối lượng rất nhẹ nhưng do cókhả năng hấp thụ một lượng lớn nước vì vậy rất nặng khi được tưới ẩm Khối lượngriêng của giá thể là một trong những chỉ tiêu đáng quan tâm khi chọn mua giá thể. Một số giá thể như mùn xơ dừa, khi khô có khối lượng rất nhẹ nhưng do cókhả năng hấp thụ một lượng lớn nước vì vậy rất nặng khi được tưới ẩm.Nhiệm vụ của giá thể là làm giá đỡ cho cây, cung cấp ẩm độ, độ thoáng và cảithiện độ pH đồng thời cung cấp dinh dưỡng và cải thiện độ pH để thích hợp với từng đối tượng cây trồng. Mùn dừa là phế phẩm trong quá trình sản xuất chỉ xơ dừa xuất khẩu, sợi và bụi thải ra được xử lý làm khô và ép thành khối, khối mùn dừa phải được loại bỏ chất chát (tanin) trước khi sử dụng (John và Harold 1999). Ơ nước ta dùng loại phế phẩm này xử lí loại bỏ chất chát, xay nhỏ, thêm các chất khoáng hữu cơ, vi lượng sẽ tạo ra loại giá thể có độ tơi xốp cao, thông thoáng khí rất thích hợp cho việc trồng rau trong nhà kính mà không cần đất.

3.2.3 Tro trấu

Tro trấu: giúp cho giá thể giữ ẩm tốt hơn và cung cấp khoáng cho cây. Tuy nhiên không phải cây trồng nào cũng thích nghi với tro trấu. Hơn nữa nếu lượng tro trấu nhiều có thể làm giảm độ thông thoáng của giá thể. Vì vậy việc xác định tỷ lệ xơ dừa và tro trấu của giá thể là rất quan trọng.

3.2.4 Phân bón

Phân bón: phân chuồng hoai làm nguồn dinh dưỡng ban đầu cho cây

Nghiên cứu tỷ lệ giữa xơ dừa và tro trấu làm giá thể thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của rau cải bẹ xanh, cải bẹ trắng và xà lách

3.3.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Xác định chiều dài lá của các loại rau lúc còn non và thu hoạch - Xác định số lá của các loại rau lúc còn non và thu hoạch

- Xác định năng suất và tỉ giá của các loại rau tại thời điểm thu hoạch

3.3.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu

- Xác định chiều dài bằng cách dùng thước đo lá ngẫu nhiên. Mỗi nghiệm thức đo 10 cây ngẫu nhiên trong ô và làm 3 lần lặp lại.

- Xác định số lá bằng cách đếm trực tiếp trên cây. Mỗi nghiệm thức đếm 10 cây ngẫu nhiên và làm 3 lần lặp lai.

- Lúc thu hoạch đếm số cây trong mỗi nghiệm thức, cân và xác định khối lượng tươi/1 lô và khối lượng 1cây/1 lô của mỗi loại rau trong thí nghiệm. Từ đó tính ra tỉ giá và xác định năng suất của từng loại rau. Với giá tính cho rau cải là 20.000vnđ/1kg, và xà lách là 40.000vnđ/1kg.

3.4 Các phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của tỷ lệ giữa xơ dừa và tro trấu đến sự sinh trưởng và phát triển của rau chúng tôi đã cân xơ dừa khô và tro trấu theo các tỷ lệ khác nhau rồi bổ sung thêm 15% phân chuồng hoai làm dinh dưỡng ban đầu cho cây. Xơ dừa được xử lý loại bỏ các chất chát sau đó mới được đưa đi sử dụng. Mỗi nghiệm thức được trồng thử nghiệm 30 cây trên một ô ( diện tích 90x110cm), mật độ cây trồng (15x15 cm). Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần và các ô thí nghiệm được chúng tôi bố trí theo sơ đồ khối ngẫu nhiên.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tỉ lệ tro trấu đến sự sinh trưởng của cải bẹ xanh, cải bẹ trắng và xà lách (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w