Năm 2009:

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - chi nhánh ba đình (Trang 29 - 37)

Tuy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa hết nhưng tình hình hoạt động ngành ngân hàng năm 2009 diễn ra khá khả quan. Lợi nhuận của các Ngân hàng vượt xa so với chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra từ đầu năm. Điều

này có được một phần là nhờ vào chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ và tín dụng tăng trưởng mạnh trong năm qua. Lãi suất huy động được điều chỉnh giảm so với năm 2008 song vốn huy động vẫn tăng do thị trường chứng khoán giảm, bất động sản trầm lắng, thị trường vàng và USD nhiều biến động.

Trong đầu tư tín dụng, Chi nhánh đã lấy định hướng tăng trưởng đi đôi với chất lượng, chú trọng củng cố chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt các khoản vay mới, tích cực xử lý nợ xấu, phát triển các hoạt động dịch vụ… Song, do những biến động của thị trường, nhiều doanh nghiệp vẫn còn khó khăn về tài chính nên tỷ lệ nợ xấu vẫn cao, thu hồi nợ của những đơn vị đã xử lý ra ngoại bảng gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, với nỗ lực quyết tâm cao, Chi nhánh NHCT Ba Đình đã đạt được kết quả kinh doanh khá khả quan.

Huy động vốn:

Tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2009 đạt 5.750 tỷ, tăng hơn năm trước 26,9%. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2009 là 5.672 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 1.207 tỷ đồng. Trong đó:

+ Tiền gửi VNĐ: 4.547 tỷ, tăng 33,34%.

+ Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ: 1.125 tỷ, tăng 3,97%.

So với kế hoạch năm, vốn huy động đạt 106,8% trong đó VNĐ đạt 113,7%; ngoại tệ quy VNĐ đạt 90,2%.

Về cơ cấu nguồn vốn:

- Số dư tiền gửi tổ chức kinh tế đến 31/12/2009 dư 2.750 tỷ, so với cùng kỳ năm trước tăng 25,7%.

- Số dư tiền gửi dân cư, phát hành công cụ nợ là 2.646 tỷ, so cùng kỳ năm trước tăng 14,8%.

Công tác tín dụng:

- Tình hình dư nợ: Dư nợ cho vay tại thời điểm 31/12/2009 đạt 4.368 tỷ

đồng, so với kế hoạch bằng 97,1%, so cuối năm trước tăng 17,3%. Trong đó dư nợ cho vay VNĐ 3.158 tỷ, đạt 101,5% kế hoạch, so cùng kỳ năm trước bằng 142,7%;

dư nợ ngoại tệ quy VNĐ 1.210 tỷ, đạt 87,1% kế hoạch, so cuối năm trước tăng 22,5%.

Bình quân dư nợ trong năm 2009 đạt 4450 tỷ đồng, tăng 19,6% so với dư nợ bình quân năm trước.

Dư nợ năm 2009 tăng do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do gói kích cầu của Chính phủ, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất 4% giải ngân từ 1/2/2009 đến 31/12/2009.

- Chất lượng tín dụng:

Năm 2009, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Tỷ giá USD biến động tăng trong những tháng cuối năm.

+ Phân loại nợ theo nhóm nợ đến 31/12/2009: o Nợ nhóm I: 4.029 tỷ. Tỷ trọng 92,25% o Nợ nhóm II: 249 tỷ. Tỷ trọng 5,7%

o Nợ nhóm III: 89.544 triệu. Tỷ trọng 2,05%.

Năm 2009 nhìn chung chất lượng tín dụng được quản lý sát sao hơn, các phòng ban và các cán bộ đã kết hợp với nhau, lập phương án thu nợ cụ thể cho từng khách hàng. Tuy nhiên với tình hình nền kinh tế khó khăn như hiện nay, việc thu hồi nợ xấu vẫn còn là vấn đề cần được xem xét giải quyết trong thời gian tới.

+ Phân loại nợ theo tài khoản nợ trong hạn, nợ quá hạn:

o Nợ gia hạn đến 31/12/2009 là 68.837 triệu đồng, tăng 64,15% so với cuối năm trước. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này đa số trong tình trạng yếu kém, có nguy cơ một vài món nợ phải chuyển sang nợ quá hạn.

o Nợ quá hạn 4.461 triệu đồng, so cuối năm trước giảm 14.906 triệu đồng, chiến tỷ trọng 1,89%/ Tổng dư nợ.

- Thu nợ ngoại bảng và thu lãi dự thu nhóm II:

o Từ nguồn xử lý rủi ro: đã thu được 10.268 triệu đồng, đạt 53,06% so với kế hoạch.

o Từ nguồn Chính phủ cấp: Kế hoạch thu 3 tỷ đồng, thực hiện 193 triệu dồng, trong đó có món nợ nhiều năm nay có vướng mắc cơ quan thi hành án không thực hiện được, doanh nghiệp có biểu hiện thiếu thiện chí trả nợ. Tuy Chi nhánh rất tích cực nhưng không có hiệu quả, chỉ tiêu này mới đạt 6,43% kế hoạch.

Hoạt động tài trợ thương mại:

- Bảo lãnh trong nước: Chi nhánh đã bảo lãnh 1.925 món với giá trị 1.673 tỷ đồng. Không có món bảo lãnh nào Chi nhánh phải thanh toán thay cho bên được bảo lãnh, phí thu được đóng góp đáng kể vào khối lượng thu dịch vụ chung của Chi nhánh.

- Thanh toán XNK và chuyển tiền: Doanh số thanh toán XNK đạt 169

triệu USD, tương đương 3.128 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2008. Trong đó: Tuy khối lượng thanh toán quốc tế lớn như vậy nhưng chưa xảy ra sai sót, nhầm lẫn, đồng thời phục vụ tốt, được khách hàng đánh giá cao.

- Kinh doanh ngoại tệ: Doanh số mua ngoại tệ đạt 378,089 triệu USD,

tăng 18% so với năm trước. Ngoài thu đổi, mua bán ngoại tệ của các đại lý, qua thị trường tự do và thị trường liên Ngân hàng, Chi nhánh còn khai thác, thu mua từ các doanh nghiệp xuất khẩu, đơn vị có nguồn ngoại tệ lớn, đồng thời theo dõi sát sao chặt chẽ luồng tiền đi – đến, tỷ giá, hạn mức, điều chuyển vốn… Do vậy không có rủi ro, trạng thái ngoại tệ được khắc phục, tuân thủ theo đúng quy định của NHCTVN. Kết quả lãi gộp từ hoạt động này thu được 7.058 triệu đồng, trong đó mua bán ngoại tệ 6.094 triệu đồng, dịch vụ tư vấn kinh doanh ngoại tệ 964 triệu đồng.

Các mặt hoạt động khác:

- Phát triển dịch vụ thẻ: Năm 2009 phát hành được 16.908 thẻ ATM, đưa tổng số thẻ ATM Chi nhanh đang quản lý lên 44.845 thẻ, đã lắp đặt máy ATM ở nhiều vị trí thuận tiện cho khách hàng. Phát hành 102 thẻ TDQT, đạt 100% kế hoạch.

- Kế toán giao dịch: Cơ chế thanh toán của NHNN không ngừng được

hoàn thiện đã tạo cơ sở cho các NHTM hoạt động và cùng với quá trình đổi mới, áp dụng công nghệ cao vào dịch vụ thanh toán, khối lượng thanh toán qua ngân hàng được gia tăng, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt được tăng lên rõ rệt. Năm 2009 khối lượng thanh toán 381.112 món, tăng 10%; doanh số thanh toán 105.780 tỷ đồng, bằng 98,7% so với năm 2008. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng 94,35%, tăng 3,14% so năm trước. Các món thanh toán, chuyển tiền đã thực hiện theo đúng quy trình nghiệp vụ, quy trình thanh toán điện tử trên hệ thống INCAS đảm bảo kịp thời chính xác, an toàn tài sản.

- Quản lý kho quỹ: Khối lượng tiền mặt thu chi qua quỹ Ngân hàng trong năm đạt 19.562 tỷ VNĐ, tăng 9,41% so năm trước; ngoại tệ 104 triệu USD, tăng 15,5%, kho quỹ được bảo đảm an toàn tuyệt đối từ khâu vận chuyển giao nhận tiếp quỹ đến việc thực hiện thu chi tại các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, chế độ ra vào kho.

Kết quả kinh doanh: Kết thúc năm 2009, lợi nhuận chênh lệch từ thu nhập và chi phí là 298,604 tỷ đồng, lợi nhuận sau trích DPRR đạt 246,276 tỷ đồng, vượt kế hoạch 2,6%, tăng hơn năm trước 57,85%.

Chỉ tiêu kế hoạch năm 2010:

- Tổng nguồn vốn huy động đến cuối năm 2010 là 7.475 tỷ đồng, trong đó huy động VNĐ là 5.912 tỷ, ngoại tệ quy VNĐ là 1463 tỷ.

- Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2010 là 5.785 tỷ đồng, trong đó dư nợ VNĐ là 4.105 tỷ, ngoại tệ quy đổi VNĐ là 1.680 tỷ

- Nợ xấu < 2% / tổng dư nợ

- Cơ cấu dư nợ tại thời điểm cuối năm:

+ Tỷ lệ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa 85% + Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước tối đa 45%

PHẦN III: NHẬN XÉT-ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU

VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Theo dõi tình hình trong 3 năm gần đây, có thể thấy Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương – Chi nhánh Ba Đình đã đạt được kết quả khả quan. Các chỉ tiêu như nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay, chỉ tiêu lợi nhuân có sự tăng trưởng qua các năm. Chi nhánh cũng đã có những biện pháp cụ thể, những nỗ lực trong việc thu hồi nợ. Bên cạnh đó ngày càng có nhiều đổi mới trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh, thích ứng với xu thế hội nhập. Do đó, Chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc mọi chỉ tiêu kế hoạch được giao. Kết quả này cũng dựa trên những lợi thế của Chi nhánh:

- Chi nhánh thành lập khá sớm nên lượng khách hàng truyền thống lớn. Kết hợp với các chính sách chăm sóc phù hợp, Chi nhánh vẫn nhận được sự tín nhiệm từ các khách hàng truyền thống.

- Công tác dự đoán, lập kế hoạch tốt nên sự biến động không làm ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của Chi nhánh.

- Chi nhánh tiếp cận được những nguồn vốn lớn của các tổ chức quốc tế như ODA, WB…

Tuy nhiên, một số vấn đề tồn tại do tình hình trong nước và Thế giới gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn, sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài. Những vấn đề cần phải được Chi nhánh xem xét giải quyết:

- Nợ xấu vẫn cao, nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu phát sinh vẫn cao, trích dự phòng rủi ro lớn, thu nợ ngoại bảng chưa cao.

- Công tác tiếp thị phát hành thẻ còn yếu, chưa chủ động, chưa mang tính chuyên nghiệp và sự phối hợp giữa các phòng ban chưa nhịp nhàng.

- Việc phân tích ngành hàng, đánh giá chọn lọc khách hàng còn yếu, việc định giá tài sản đảm bảo để bổ sung hồ sơ, hạch toán chưa được kịp thời, công tác phân tích bảo đảm nợ vay, phân tích doanh nghiệp định kỳ còn chậm.

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình vẫn là một trong các chi nhánh lớn mạnh nhất của hệ thống Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, đang từng bước phát triển và góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế Thế giới.

MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH ...1

1.1. Quá trình hình thành và phát triển: ... 2

1.1.1. Quá trình hình thành của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam: ...2

1.1.2. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương – Chi nhánh Ba Đình: ...3

1.2. Chức năng, nhiệm vụ: ... 5

1.2.1. Chức năng: ...5

1.2.2. Nhiệm vụ ...6

1.3.Mô hình tổ chức: ...7

1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương:...7

PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤTKINH DOANH TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY ... 16

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây: ... 17

2.2.1. Năm 2007: ... 17

2.2.2. Năm 2008: ... 23

2.2.3. Năm 2009: ... 29

PHẦN III: NHẬN XÉT-ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU ... 34

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - chi nhánh ba đình (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)