Kết quả hoạt động thanhtra

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại một số tập đoàn kinh tế nhà nước (Trang 35 - 90)

Tại khoản 2 Điều 49 Luật Thanh tra năm 2010 quy định trách nhiệm Trưởng đoàn xây dựng báo cáo kết quả thanh tra trình người ra quyết định thanh tra thì: “Báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau đây:

a) Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;

b) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;

29

c) Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra;

d) Biện pháp xử lý đã được áp dụng và kiến nghị biện pháp xử lý” [24,

tr.25]. Sở dĩ kết quả thanh tra có nội dung “Ý kiến khác nhau giữa thành viên

Đoàn thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra” là bởi tại thời điểm báo cáo kết

quả thanh tra diễn ra ở đây là khi chưa xây dựng, ban hành kết luận thanh tra. Vì vậy, kết quả hoạt động thanh tra đối với một cuộc thanh tra được thể hiện thông qua các nội dung tại kết luận thanh tra: Đánh giá và kết luận việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật; biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị biện pháp xử lý. Kết quả này phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực của đoàn thanh tra; việc tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra và công tác chỉ đạo, điều hành, giám sát đối với hoạt động đoàn thanh tra.

Đối với cuộc thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại Tập đoàn KTNN, kết quả thanh tra được thể hiện ở: đánh giá và kết luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước; xác định tính chất, mức độ các vi phạm được phát hiện qua thanh tra; biện pháp xử lý và các kiến nghị qua thanh tra.

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh tra

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh tra, tuy nhiên xét về góc độ kết quả hoạt động thanh tra thì có một số yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất: Khuôn khổ pháp lý về hoạt động thanh tra; về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể tiến hành thanh tra và đối tượng thanh tra cụ thể, rõ ràng.

Cơ quan Thanh tra là cơ quan chuyên môn, thuộc thiết chế bộ máy hành chính nhà nước, có chức năng thực thi và bảo vệ pháp luật. Hoạt động thanh tra nhằm đánh giá việc thực thi pháp luật. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải

30

có khuôn khổ hành lang pháp lý cụ thể, rõ ràng về hoạt động thanh tra như trình tự, thủ tục, thời hạn tiến hành thanh tra, các văn bản biểu mẫu chung trong hoạt động thanh tra; về chức năng, quyền hạn của cơ quan tiến hành thanh tra và bản thân thành viên đoàn thanh tra phải tương xứng với chức trách, nhiệm vụ thanh tra. Trong đó một số chức năng, quyền hạn cơ bản như quyền quyết định thanh tra; yêu cầu đối tượng liên quan cung cấp tài liệu; quyền kiến nghị về các biện pháp xử lý; đề nghị cơ quan điều tra…

Quan trọng nhất là quy định trách nhiệm của chủ thể tiến hành thanh tra đối với kết quả hoạt động thanh tra, bởi hiệu quả luôn gắn với với tinh thần trách nhiệm cao chứ không phải sự hời hợt. Bên cạnh đó là những chế tài quy định về trách nhiệm của đối tượng thanh tra và các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc chấp hành, thi hành quyết định, kết luận thanh tra và trách nhiệm phối hợp trong quá trình thanh tra về báo cáo, cung cấp tài liệu, giải trình, xác minh, điều tra, giám định…

Thứ hai: Tính độc lập của cơ quan thanh tra trong hoạt động thanh tra. Trong hoạt động thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại Tập đoàn KTNN, chủ thể tiến hành thanh tra là Thanh tra Chính phủ chịu sự chỉ đạo, quản lý của Chính phủ, còn đối tượng thanh tra là Tập đoàn KTNN được Thủ tướng Chính phủ thành lập thông qua quyết định hành chính và cũng chịu sự QLNN của Thủ tướng Chính phủ, trong khi định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Vì vậy, tính độc lập của cơ quan Thanh tra Chính phủ (với tư cách là chủ thể tiến hành thanh tra) với Thủ tướng Chính phủ (với tư cách là Thủ trưởng cơ quan QLNN, đồng thời là người trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tập đoàn KTNN và phần vốn nhà nước tại Tập đoàn) rất khó để tách bạch, nên cần phải quy định, tổ chức một cách chặt chẽ về tính độc lập của cơ quan Thanh tra trong cơ cấu tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước theo hướng độc lập (với thủ trưởng cơ

31

quan QLNN) và độc lập về chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan thanh tra trong hoạt động chuyên môn để tránh những hạn chế của tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi.

Và để phòng, chống tham nhũng hiệu quả thì tính độc lập của cơ quan Thanh tra ở đây là chưa đủ, mà cần sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tổ chức liên ngành có chức năng chống tham nhũng và cơ quan giám sát, kiểm tra đối với hoạt động chuyên môn của các Tập đoàn KTNN.

Thứ ba: về tần suất hoạt động thanh tra

Hoạt động thanh tra là công cụ, phương thức kiểm tra trong quá trình QLNN và nó không phải chiếc đũa thần để có thể đảm bảo tuyệt đối việc đánh giá, chấn chỉnh hoạt động của đối tượng thanh tra. Tuy nhiên, để đảm bảo mục đích phát hiện, ngăn ngừa, xử lý kịp thời những vi phạm của đối tượng thanh tra, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN thì cần phải duy trì hoạt động thanh tra thường xuyên, tránh tình trạng khi có kết luận thanh tra mới thấy việc tung hô thành tích, khen thưởng, bổ nhiệm cán bộ trước đó là việc đã rồi tại nhiều cơ quan, Tập đoàn như hiện nay.

Thứ tư: về trình độ nghiệp vụ thanh tra.

Quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước có phạm vi rất rộng, liên quan tới hầu hết toàn bộ hoạt động của Tập đoàn KTNN vốn mang bản chất kinh doanh đa ngành nghề, lĩnh vực. Hoạt động thanh tra chủ yếu dựa trên báo cáo của đối tượng thanh tra và hồ sơ, sổ sách để kiểm tra, đối chiếu. Vì vậy, để có thể phát hiện, ngăn ngừa những sai phạm, thủ đoạn ngày càng tinh vi của đối tượng thanh tra, đòi hỏi cán bộ thanh tra không những phải có nghiệp vụ thanh tra mà còn phải có nghiệp vụ chuyên môn về tài chính doanh nghiệp, tinh thông nghiệp vụ đọc, phân tích báo cáo, hoạt động tài chính và hiểu biết quy định pháp luật về một số lĩnh vực, ngành nghề chuyên biệt như đầu tư, xây dựng… Với vai trò là tai mắt của trên, thì trình độ nghiệp vụ của cán bộ

32

thanh tra thực sự đóng vai trò là nhân tố chính quyết định tới kết quả của hoạt động thanh tra.

1.4. Kinh nghiệm thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nƣớc tại Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

1.4.1. Trung Quốc

“Tập đoàn DN” xuất hiện tại Trung Quốc từ đầu những năm 1980. Tập đoàn DN được xác định là một tổ chức kinh doanh có kết cấu tổ chức thứ bậc, nhiều cấp, nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, có kế hoạch và những đòi hỏi kinh tế quy mô lớn đang xuất hiện. Các Tập đoàn DN Trung Quốc mang một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, Tập đoàn DN là sự liên kết của nhiều pháp nhân độc lập thông qua vốn đầu tư là chủ yếu, Công ty con không được đầu tư ngược vào công ty mẹ mà chỉ có thể đầu tư xuôi hoặc ngang để tránh hiện tượng đầu tư ảo, khó kiểm soát nguồn vốn.

Thứ hai, Tập đoàn DN phải có quy mô lớn hơn các DN độc lập, đa dạng về ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động và danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

Tập đoàn DN ở Trung Quốc được thành lập ở Trung Quốc chủ yếu thông qua 3 cơ chế: bằng Quyết định hành chính (chiếm đa số); DNNN đầu tư vào DN khác và hình thức mua lại, sáp nhập giữa các DN.

Cơ cấu tổ chức của các Tập đoàn gồm: Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc và bộ phận kiểm soát. Vốn nhà nước trong các Tập đoàn DN Trung Quốc vẫn chiếm tỷ lệ khá cao và cơ chế thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà nước tại Trung Quốc, chủ yếu thông qua Ủy ban Giám sát và quản lý tài sản và vốn nhà nước trực thuộc Quốc hội. Ủy ban này là tổ chức đặc biệt thuộc chính quyền nhưng không làm nhiệm vụ quản lý hành chính, nó có nhiệm vụ giám sát sự vận hành và bảo toàn tài sản của Nhà nước thông qua

33

các chỉ tiêu thống kê, hạch toán, xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp quy đã có về quản lý tài sản nhà nước, hoạch định chế độ văn bản pháp quy có liên quan, thực hiện chỉ đạo giám sát đối với việc quản lý tài sản ở các cấp.

Tập đoàn KTNN chịu sự quản lý, giám sát hoạt động tài chính của ủy ban này. Điều đó thể hiện cụ thể trong thực hiện quyền quản lý vốn và tài sản nhà nước: Việc thành lập các cơ quan giám sát quản lý tài sản nhà nước ở các DN, Tập đoàn KTNN ở Trung Quốc nhằm cải cách mô hình tổ chức quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với các Tập đoàn KTNN Ủy ban được ủy quyền thực hiện vai trò của chủ sở hữu vốn, tài sản nhà nước đầu tư.

Hoạt động thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại Tập đoàn KTNN ở Trung Quốc được thực hiện thông qua mô hình tổ chức kiểm tra của Vụ thẩm kế sử dụng vốn nhà nước thuộc Cục Thẩm kế trung ương. Hiện nay, Trung Quốc không có cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập ở các Bộ, ngành mà thực hiện chức năng giám sát hoạt động của các Bộ, ngành do một nhóm công tác của Bộ Giám sát cử sang biệt phái theo dõi Bộ, ngành đó. Những năm gần đây, Đảng cộng sản Trung Quốc tăng cường chỉ đạo thanh tra hoạt động của các Tập đoàn kinh tế thường gắn với nội dung chống tham nhũng.

1.4.2. Pháp

Tập đoàn KTNN tại Pháp được hình thành và phát triển mạnh trong giai đoạn giữa thế kỷ XX. Đến những năm 1980, dưới tác động của làn sóng CPH, Chính phủ Pháp tiến hành CPHDN và các Tập đoàn KTNN một cách quyết liệt theo đúng xu thế của nền kinh tế thị trường tại các nước Tư bản. Tuy nhiên, tại một số Tập đoàn, Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối.

Việc thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các Tập đoàn được thực hiện với một số điểm cơ bản là:

Chủ thể tiến hành thanh tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các Tập đoàn KTNN được thực hiện bởi Viện thẩm kế trung

34

ương – một cơ quan có nhiệm vụ xét xử, kiểm tra, giám sát việc thực hiện NSNN; quản lý, sử dụng công quỹ; thực hiện kiểm tra, giám sát việc thi hành Luật tài chính của các cơ quan, tổ chức có sử dụng NSNN.

Nhà nước thực hiện quyền quản lý Tập đoàn với tư cách là cổ đông, những Tập đoàn kinh tế mà Nhà nước nắm quyền chi phối, thì Nhà nước có quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng quản trị; quyết định chiến lược của Tập đoàn, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Tập đoàn.

Chủ tịch Hội đồng quản trị là người được giao sử dụng có hiệu quả toàn bộ vốn. Chủ tịch Hội đồng quản trị có trách nhiệm xây dựng chiến lược phát triển của Tập đoàn, trình Hội đồng xem xét và Chính phủ phê duyệt.

Trong quá trình hoạt động, về cơ bản Chính phủ không can thiệp tới Tập đoàn, tuy nhiên khi cần thiết Chính phủ có thể yêu cầu Tập đoàn thực hiện theo yêu cầu riêng biệt. Nếu Tập đoàn thực hiện yêu cầu của Nhà nước mà bị thua lỗ, Nhà nước sẽ có trách nhiệm về khoản thua lỗ, thâm hụt đó.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm

Thông qua kinh nghiệm thanh tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các Tập đoàn KTNN ở một số quốc gia như Pháp, Trung Quốc, chúng ta có thể nhận thấy một số kinh nghiệm phổ biến để có thể học hỏi và áp dụng sau đây:

- Thứ nhất, Chính phủ các nước đều thiết lập cơ chế quản lý vốn, tài sản nhà nước một cách chặt chẽ đối với Tập đoàn KTNN.

- Thứ hai, Chính phủ có thể thành lập 01 cơ quan quản lý được ủy quyền là chủ sở hữu vốn đối với các Tập đoàn KTNN, các cơ quan QLNN của Chính phủ không thực hiện chức năng chủ sở hữu tại Tập đoàn KTNN.

- Thứ ba, hoạt động thanh tra quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các Tập đoàn KTNN được thực hiện đa dạng như: thanh tra, kiểm toán; giám sát hành chính; kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Cơ quan tiến hành thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn KTNN là cơ quan chuyên kiểm tra,

35

giám sát về lĩnh vực quản lý tài chính, vốn, tài sản nhà nước. Cơ quan này có thể cơ cấu trực thuộc Chính phủ nhưng được phân định rạch ròi về thẩm quyền, trách nhiệm để tiến hành thanh tra, giám sát một cách độc lập đối với hoạt động của các Tập đoàn KTNN và các hoạt động QLNN của Chính phủ.

- Thứ tư, CPHDN là xu hướng tất yếu nhằm huy động, khai thác, điều phối hiệu quả các nguồn lực xã hội và tạo môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư bình đẳng cho các chủ thể kinh tế tham gia thị trường.

36

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Qua thí điểm thành lập Tập đoàn KTNN, bước đầu cho thấy hoạt động của các tập đoàn kinh tế trong thời gian qua đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và quyết tâm của Chính phủ trong điều hành để hình thành những DNNN quy mô lớn, có vai trò chi phối trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, qua đó góp phần bảo đảm vai trò chủ đạo của KTNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Thanh tra là hoạt động không thể thiếu trong quy trình QLNN, nó đòi hỏi tuân thủ pháp luật, tính chính xác, khách quan trong quá trình thanh tra. Quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước là một nội dung có phạm vi rộng, gần như liên quan tới toàn bộ mọi hoạt động của DNNN.

Thông qua việc xem xét, đánh giá và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong việc chấp hành các chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại Tập đoàn, nhằm hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN, bảo vệ lợi ích của nhà nước. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu QLNN, hoạt động thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các Tập đoàn KTNN cần phải tuân thủ chặt chẽ và đảm bảo quy trình, các nguyên tắc thanh tra. Và quan trọng hơn đó là kết quả hoạt động thanh tra đòi hỏi phải bám sát và đảm bảo đạt được mục đích của hoạt động thanh tra.

37

Chƣơng 2. THƢ̣C TRẠNG HOA ̣T ĐỘNG THANH TRA VIỆC QUẢN LÝ, SƢ̉ DỤNG VỐN, TÀI SẢN NHÀ NƢỚC TẠI MỘT SỐ TẬP ĐOÀN

KINH TẾ NHÀ NƢỚC

2.1. Tổng quan về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Thanh tra Chính phủ

Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ được tổ chức, thực hiện theo

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại một số tập đoàn kinh tế nhà nước (Trang 35 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)