Đánh giá triển vọng sa khoáng

Một phần của tài liệu Tiến hóa trầm tích Pliocen đệ tứ vùng thềm lục địa từ quảng nam đến bình thuận (Trang 25 - 27)

Trên TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận đã xác định được 3 đới đường bờ

cổ 100-120m nước; 50-60m nước và 25-30m. Trầm tích hạt trung-thô hình thành trên bề mặt bào mòn biển tiến của tập S8(Q1

3b

-Q2) thuộc các đới này là những khu

vực có triển vọng sa khoáng nhất trong TLĐ vùng nghiên cứu. Tương tự, các bề

mặt bào mòn biển tiến được xác định trong các tập (sequence) trầm tích Đệ tứ sẽ

là những vị trí có triển vọng sa khoáng chôn vùi. Bởi lẽ đây là các bề mặt bào mòn do hoạt động của sóng biển trong các thời kỳ biển tiến làm tái vận chuyển

trầm tích, tích tụ sa khoáng được cung cấp từ lục địa.

KẾT LUẬN

1. Trầm tích Pliocen-Đệ tứ vùng TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận gồm 8 tập (sequence), 3 tập trong P liocen: S1(N2

1), S2(N2 ), S2(N2 2 ) và S3(N2 3 ); 5 tập trong Đệ tứ: S4(Q1 1 ), S5(Q1 2a ), S6(Q1 2b ), S7(Q1 3a ) và S8(Q1 3b

-Q2). Ranh giới giữa các tập là các bề mặt BCH bào mòn biển thấp trên trầm tích biển của chu kỳ trước và chỉnh hợp

tương đương với thời gian bắt hình thành BCH. Ranh giới giữa LST và TST là các bề mặt bào mòn biển tiến, ranh giới giữa TST và HST là các bề mặt ngập lụt

cực đại.

2. Quan hệ chuyển tướng trong mỗi tập theo thời gian có các kiểu sau đây: a(FSST/LST) --> am(TST/HST) --> m(TST/HST); am(TST/HST) --> m(TST/HST); m(TST/HST); am(FSST/LST) --> m(TST/HST). Ba kiểu đầu phổ

biếnở thềm trong, kiểu thứ tư phổ biếnở thềm ngoài.

3. Trầm tích Pliocen - Đệ tứ TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận tiến hóa theo 8 chu kỳ (N2 1 , N2 2 , N2 3 , Q1 1 , Q1 2a , Q1 2b : Q1 3a , Q1 3b -Q2) tương ứng 8 chu kỳ

DĐMNB tương đối. Trầm tích có kích thước hạt mịn dần từ dưới lên trong mỗi

chu kỳ và có xu hướng giảm dần từ chu kỳ 4 đến chu kỳ 8.

4. Biên độ dao động theo chiều ngang của mực nước biển (biển thoái - biển

tiến) theo quy luật chung là dịch chuyển dần về phía biển. TLĐ hiện tại được xây dựng chủ yếu bằng khối lượng trầm tích lục nguyên khổng lồ tướng châu thổ ngập

nước hình thành trong các giai đoạn biển thoái do dao động mực biển trong Pliocen - Đệ tứ và nâng kiến tạoở phần lục địa đến thềm trong, sụt lún ở thềm

ngoài.

5. Chu kỳ tiến hóa cuối cùng của trầm tích Đệ tứ ở Việt Nam có tuổi

Pleistocen muộn, phần muộn - Holocen (Q1 3b

-Q2) tương ứng với tập S8. Biển tiến

Flandrian đã để lại 3 đới đường bờ tương ứng với các độ sâu 100-120m, 50-60m, và 25-30m nước trên TLĐ Nam Trung bộ.

6. Dao động MNB từ khoảng 5.000 năm đến nay là những dao động biên độ

nhỏ nằm trong xu thế hạ thấp mực nước biển trong chu kỳ lớn hơn.

7. Sa khoáng trong trầm tích Pliocen - Đệ tứ chủ yếu tập trung ở phần trên các mặt bào mòn biển tiến và các đới đường bờ cổ 100-120m, 50-60m, 25-30m

Một phần của tài liệu Tiến hóa trầm tích Pliocen đệ tứ vùng thềm lục địa từ quảng nam đến bình thuận (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)