Kiến nghị:

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoàn thiện mạng lưới tuyến xe buýt tại khu vực quận tân bình - quận tân phú, thành phố hồ chí minh (Trang 109 - 133)

Để tiếp tục phát triển hệ thống VTHKCC học viên xin có 1 số kiến nghị như sau:

- Cần phải duy trì sự ủng hộ mạnh mẽ với vận tải công cộng, các chính sách ưu tiên cần phải được duy trì liên tục nhằm đạt được mục tiêu định hướng phát triển theo VTCC.

- Hoàn thiện bộ khung chính sách phát triển giao thông vận tải đô thị trên nền VTHKCC và phát triển các cơ chế, công cụ cần thiết đảm bảo khả năng thẩm định, kiểm tra và giám sát mối quan hệ giữa các dự án với mục tiêu và tầm nhìn phát triển đô thị.

- Sớm có chủ trương định hướng phát triển các lực lượng VTHKCC trên địa bàn thành phố theo hướng: Doanh nghiệp nhà nước vận hành các tuyến đường sắt đô thị, BRT, các tuyến xe buýt cấp I và một số tuyến buýt cấp II; Các

doanh nghiệp xã hội hóa vận hành các tuyến cấp II, cấp III, hoạt động VTHKCC sức chứa nhỏ.

- Uu tiên phát triển những dự án VTHKCC thân thiện môi trường.

- Sớm ban hành cơ chế, chính sách và những quy định cụ thể về ưu tiên quyền sử dụng cơ sở hạ tầng đường bộ cho dịch vụ xe buýt công cộng để phát triển những làn đường dành riêng, đường ưu tiên cho xe buýt nâng cao khả năng cạnh tranh của xe buýt với các phương tiện khác nhằm thu hút đông đảo người dân sử dụng VTHKCC làm phương tiện đi lại góp phần kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Trịnh Văn Chính (2006), Tổ chức giao thông đô thị, Bài giảng, Trường Đại học giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh.

2. Ths. Trần Thị Lan Hương, Ths. Nguyễn Thị Hồng Mai (2006), Tổ chức và quản lý vận tải ô tô, Giáo trình, Trường Đại học giao thông vận tải, Nhà xuất bản Giao thông vận tải Hà Nội.

3. PGS.TS Phạm Xuân Mai (2009), Hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở Tp. HCM, Trường Đại học Bách khoa Tp.HCM.

4. PGS.TS Nguyễn Văn Thụ, Ths. Khuất Việt Hùng (2001), Kinh tế giao thông đô thị, Giáo trình, Trường Đại học giao thông vận tải.

5. Quốc hội (2008), Luật Giao thông Đường bộ Việt Nam.

6. Bộ giao thông vận tải (2010), Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô.

7. Bộ giao thông vận tải (2011), Thông tư số 08/2011/TT-BGTVT ngày 08/03/2011 về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ôtô.

8. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 1327/QĐ-TTg ngày 24/08/2009 về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

9. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

10. Thủ tướng chính phủ (2007), Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, Quyết định 101/QĐ-TTg.

11. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 589/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

12. Thủ tướng chính phủ (2009), Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô.

13. Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 8/3/2012 về phê duyệt đề án phát triển VTHKCC bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020.

14. Bộ Giao thông vận tải (2010), Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô.

15. Trung tâm nghiên cứu phát triển GTVT phía Nam, Quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến xe buýt đến năm 2010.

16. Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng, Báo cáo kết quả khảo sát.

17. Trung Tâm tư vấn và phát triển GTVT (2009), Quy hoạch phát triển VTHKCC TP.HCM đến năm 2025, Trường Đại học giao thông vận tải Tp.HCM

18. UBND TP.HCM (2010), Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 19/03/2010 về Ban hành Quy định tổ chức, quản lý, khai thác hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

19. UBND TP.HCM (2012), Quyết định 23/2012/QĐ-UBND ngày 09/6/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành đơn giá chi phí vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt và đưa rước học sinh, sinh viên và công nhân trên địa bàn TPHCM.

20. Viện Nghiên cứu phát triển Tp. HCM (2006), (2008) Báo cáo kết quả khảo sát về chỉ số hài lòng của người dân về dịch vụ vận tải hành khách công cộng.

21. Ngân hàng thế giới (2010), Quy hoạch quản lý và cải tổ vận tải hành khách công cộng.

22. Ngân hàng phát triển Châu Á (2012), Dự án phát triển bền vững giao thông đô thị Tuyến Metro số 2

Phụ lục 1: Bến bãi hiện hữu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Stt (Điểm Đầu - Cuối)Tên Bến Bãi

Vị trí Quy (m2) Đơn vị vận tải sử dụng Số tuyến xe buýt hoạt động tại bến (bãi) Ngày đưa vào hoạt động Hiện trạng hiện có Tên đường Quận Tổng diện tích: 53.803 1 Ga hành khách xe buýt Sài Gòn

(Công trường Quách Thị Trang) Quách Thị Trang 1 225 Trung tâm quản lý 13 - Nhà điều hành + Nhà vệ sinh; - Mặt bến bêtông xi măng 2 Ga hành khách xe buýt Sài Gòn (Khu B Công viên 23/9) Phạm Ngũ Lão - Lê Lai 1 8.700 Trung tâm quản lý 19 24/9/2012 - Nhà điều hành + Nhà vệ sinh; - Mặt bến bêtông xi măng 3

Bãi xe buýt dưới chân cầu Kinh Tẻ (Cảng kho Muối) Tôn Thất Thuyết 4 775 HTX Bà Chiểu - Chợ Lớn 3 17/9/2010 - Nhà điều hành + Nhà vệ sinh; - Mặt bến bêtông xi măng 4 Ga hành khách xe buýt Chợ Lớn Lê QuangSung 6 9.928,3 Trung tâm quản lý 22 Năm 2005

- Nhà điều hành + Nhà vệ sinh; - Mặt bến bêtông nhựa

- Có tường rào riêng biệt 5 Ga hành khách xe buýt Quận 8 Quốc lộ 50 8 7600 Trung tâm quản lý 8

- Nhà điều hành + Nhà vệ sinh; - Mặt bến bêtông nhựa

- Có Tường rào riêng biệt 6 Điểm Đầu-Cuối trước KCX Tân Thuận Nguyễn Văn Linh 7 337

Công ty TNHH VT TPHCM 1 13/10/2010 - Không có Nhà điều hành + Nhà vệ sinh; - Mặt bến bêtông nhựa 7

Bãi xe buýt Đền Hùng Công Viên Văn hoá dân tộc Đền Hùng Khuôn viên Colivan 9 6.000 HTX 15 1 17/9/2010 - Nhà điều hành + Nhà vệ sinh; - Mặt bến thấm nhập nhựa 8 Trước công ty SAVIMEX Đường HT17 12 1.670 HTX 19/5 3 20/3/2009 - Nhà điều hành + Nhà vệ sinh; - Mặt bến bêtông nhựa

Stt (Điểm Đầu - Cuối)Tên Bến Bãi Vị trí Quy (m2) Đơn vị vận tải sử dụng Số tuyến xe buýt hoạt động tại bến (bãi) Ngày đưa vào hoạt động Hiện trạng hiện có Tên đường Quận (Bến Hiệp Thành) 9

Bãi xe buýt Thới An (Trước Cty Xử lý chất thải Quận 12) Lê Văn Khương 12 900 HTX Bà Chiểu - Chợ Lớn 3 19/01/2010 - Nhà điều hành + Nhà vệ sinh; - Mặt bến bêtông nhựa 10

Bãi xe buýt công viên phần mềm Quang Trung Quốc lộ 1 12 2.500 HTX 19/5 2 3/2010 - Nhà điều hành + Nhà vệ sinh; - Mặt bến bêtông nhựa 11 Bãi xe buýt Bình Khánh (Bến phà Bình Khánh) Nhà Bè Nhà

Bè 1.500 HTX 26 20 17/9/2010 - Nhà điều hành + Nhà vệ sinh;- Mặt bến bêtông nhựa 12 Bãi hậu cần số 3 Lạc LongQuân Tân Bình 2.800 Liên Hiệp HTX Thành

phố 12/12/2008

- Nhà điều hành + Nhà vệ sinh; - Mặt bến bêtông nhựa

- Gara 13 Bãi ngã tư Tân Quy Tỉnh lộ 8,xã Trung

An Củ Chi 1.000 2 28/9/2010 - Không có nhà điều hành + Nhà vệ sinh; - Mặt bến đá 4x6

Phụ lục 2: Điều chỉnh mạng lưới tuyến 1. Điều chỉnh các tuyến trục cấp 1:

a. Điều chỉnh tuyến 80: Bến xe Chợ Lớn - Ba Làng

o Hiện trạng:

Tuyến 80 là tuyến trục hướng tâm (khu vực chợ lớn) với cự ly 17.4 km, phương tiện sử dụng có sức chứa 50, 80 chỗ. Hoạt động dọc trục quốc lộ 1A có nhiệm vụ kết nối Ba Làng với trung tâm thành phố, đồng thời phục vụ hành khách dọc tuyến đường quốc lộ 1A. Hiện nay được khai thác bởi Công ty TNHH Vận tải thành phố và Hợp tác xã Việt Thắng.

o Hướng tuyến:

Bến xe Chợ Lớn - Lê Quang Sung - Phạm Đình Hổ - Hồng Bàng - Kinh Dương Vương - Quốc lộ 1A - Ba Làng.

Hình 1a: Sơ đồ hướng tuyến 80 hiện tại

o Đặc điểm:

Tuyến có lộ trình trùng lắp trên trục đường chính Quốc lộ 1A, Kinh Dương Vương. Tuy phương tiện có sức chứa lớn nhưng sản lượng hành khách

chưa tương xứng. Giá trị sản lượng hành khách năm tính theo km ước đạt 93.805 hành khách/km.

o Giải pháp điều chỉnh:

Cắt bỏ đoạn tuyến từ Bến xe Miền Tây tới Bến xe Chợ Lớn. Hướng tuyến được giữ nguyên như hiện trạng; Ba Làng - Quốc Lộ 1A - Kinh Dương Vương - Bến xe Miền Tây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 1b: Sơ đồ điều chỉnh tuyến 80

o Ưu điểm:

Cắt giảm lộ trình chạy trùng lắp trên các tuyến đường trục chính, góp phần giảm sự quá tải trên các tuyến đường trục chính, các điểm nút trọng yếu trên trục đường Kinh Dương Vương, Hồng Bàng. Nâng cao năng suất hoạt động, cắt giảm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp vận tải.

o Nhược Điểm:

Bến xe Miền Tây sẽ là điểm tiếp chuyển của hành khách tới các điểm đến khác trong thành phố. Với giải pháp điều chỉnh này, sẽ tăng áp lực hoạt động cho Bến xe Miền Tây, đòi hỏi cần nâng cao năng lực phục vụ của Bến xe.

b. Điều chỉnh tuyến 102: Bến Thành - Bến xe Miền Tây

Là một trong số những tuyến trục hướng tâm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đây là một trong số những tuyến có lộ trình dài nhất với cự ly 31.7km. Phương tiện sử dụng có sức chứa 80 chỗ, theo số liệu thống kê số chuyến hoạt động trong ngày là 126 chuyến. Thống kê năm 2008 cho thấy sản lượng thấp trong khi cự ly tuyến quá lớn dẫn tới sản lượng tính theo km không cao.

o Hướng tuyến:

Bến Thành - Hàm Nghi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Cầu tạm số 2 - Nguyễn Trường Tộ - Hoàng Diệu - Nguyễn Tất Thành - Cầu Tân Thuận 2 - Nguyễn Văn Linh - Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng - Nguyễn Văn Linh - Đường vào TTTM Bình Điền - TTTM Bình Điền - Quay đầu - Nguyễn Văn Linh - Kinh Dương Vương - Bx Miền Tây.

Hình 2a: Sơ đồ hướng tuyến 102 hiện tại

o Đặc điểm:

Có tới 15.4km chiều dài lộ trình tuyến 102 chạy trên đường Nguyễn Văn Linh và Đại lộ Nam Sài Gòn, đây là khu vực ít dân cư, không có nhiều các điểm thu hút hành khách. Bên cạnh đó, lộ trình tuyến trùng lắp với tuyến 22 dẫn tới việc không hiệu quả trong khai thác.

Sau khi cầu Phú Mỹ được xây dựng xong và có được bến bãi dành cho xe buýt ở khu vực dân cư quận 2, tuyến sẽ không đi về Bến Thành mà dẫn qua cầu Phú Mỹ sang khu vực dân cư quận 2.

o Ưu điểm:

Đáp ứng được nhu cầu của khu dân cư quận 2, 7 và quận 8. Đồng thời tạo rút ngắn thời gian cho hành khách khi đi từ quận 2 sang phía Tây của thành phố.

Hình 2b: Sơ đồ điều chỉnh tuyến 102

2. Điều chỉnh tuyến trục cấp 2

Điều chỉnh tuyến 53 : Lê Hồng Phong - ĐH Quốc Gia

o Hiện trạng :

Tuyến nghiên cứu điều chỉnh là tuyến trục hướng tâm với cự ly tuyến 28,5 km, sử dụng xe có sức chứa 55 chỗ. Tuyến chạy qua các quận 10, 3, 1, Bình Thạnh, quận 2 và quận 9.

o Hướng tuyến :

BX Lê Hồng Phong - Lê Hồng Phong - Trần Phú - Phạm Viết Chánh - Cống Quỳnh - Phạm Ngũ Lão - Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh - Xa lộ Hà Nội - Đặng Văn Bi - Nguyễn Văn Bá - Lê Văn Chí - Hoàng

Diệu 2 - Kha Vạn Cân - Quốc lộ 1A - Cầu vượt trạm 2 - Xa lộ Hà Nội - Đường 621 - ĐH Quốc Gia.

Hình 3a: Sơ đồ tuyến 53 hiện tại

o Đặc điểm :

Tuyến 53 là tuyến gom có sản lượng thấp. Cự ly tuyến dài mà đoạn từ Cầu Sài Gòn đi Đai học Quốc gia trùng lắp với tuyến số 10. Điều này đã làm giảm hiệu quả hoạt động của tuyến.

o Giải pháp điều chỉnh :

Cắt bỏ đoạn từ Cầu Sài Gòn đi ĐH Quốc Gia, rút ngắn tuyến về bến xe Văn Thánh. Đoạn từ Bến Lê Hồng Phong đến Nguyễn Hữu Cảnh vẫn giữ nguyên. Từ Nguyễn Hữu Cảnh ra bến xe Văn Thánh đi theo đường chui dưới cầu Sài Gòn - Điện Biên Phủ - Quay đầu tại ngã tư Hàng Xanh - Điện Biên Phủ - BX Văn Thánh.

Hình 3b: Sơ đồ điều chỉnh tuyến 53

o Ưu điểm : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc điều chỉnh lộ trình tuyến sẽ giúp làm giảm sự trùng lắp giữa các tuyến buýt trên đoạn xa lộ Hà Nội. Điều này đồng nghĩa giảm sự cạnh tranh giữa các tuyến và nâng cao hiệu quả hoạt động của tuyến 53.

3. Điều chỉnh tuyến nhánh

a. Điều chỉnh tuyến 41: Đầm Sen - Bến Xe An Sương

o Hiện trạng:

Tuyến nghiên cứu điều chỉnh là tuyến gom xương cá , chiều dài 15.5km trên địa bàn các quận 11, Tân Bình, Tân Phú.

o Hướng tuyến:

Bãi đậu xe buýt đường Lạc Long Quân - Tống Văn Trân - Lạc Long Quân - Hòa Bình (Công viên Đầm Sen) - Lũy Bán Bích - Cây Keo - Tô Hiệu - Nguyễn Lý - Thạch Lam - Bình Long - Văn Cao - Tân Hương - Độc Lập - Tân Sơn Nhì - Gò Dầu - Cầu Xéo - Tân Kỳ Tân Qúy - Lê Trọng Tấn - Tây Thạnh - Trường Chinh - QL 22 - Bến xe An Sương.

Hình 4a: Sơ đồ hướng tuyến 41 hiện tại o Đặc điểm:

Là tuyến xương cá có lộ trình trên các tuyến đường liên phường, là các tuyến đường trục chính của quận, lộ trình dài 15.5km. Đoạn từ ngã ba Bà Quẹo tới ngã ba Tây Thạnh/Trường Chinh tuyến chạy trùng lắp với nhiều tuyến buýt gây tác động xấu tới luồng giao thông, hiệu quả khai thác thấp.

o Giải pháp điều chỉnh:

Điều chỉnh lộ trình tuyến đi theo lộ trình mới như sau: Bến xe Miền Tây - Kinh Dương Vương - Tên Lửa - tỉnh lộ 10 - Mã Lò - Lê Văn Quới - (ngã 4 Bốn xã) - Bình Long - Văn Cao - Tân Hương - Độc Lập - Tân Sơn Nhì - Gò Dầu - Cầu Xéo - Tân Kỳ Tân Quý - Lê Trọng Tấn - Tây Thạnh - Trường Chinh - Quốc lộ 22 (quay đầu tại Công ty Việt Hưng) - Bến xe An Sương.

Phương tiện sử dụng: sử dụng phương tiện có sức chứa 30 chỗ ngồi đang hoạt động.

Hình 4b: Sơ đồ điều chỉnh tuyến 41

o Ưu điểm:

Giảm tải cho trục đường Trường Chinh đoạn từ ngã ba Bà Quẹo tới ngã ba Tây Thạnh/ Trường Chinh, nâng cao khả năng thu hút hành khách khu vực quận Tân Phú, giảm trùng lắp các tuyến xe buýt trên trục đường Trường Chinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoàn thiện mạng lưới tuyến xe buýt tại khu vực quận tân bình - quận tân phú, thành phố hồ chí minh (Trang 109 - 133)