Sự cần thiết phải quản lý và các yêu cầu quản lý đối với công tác tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Báo cáo kế toán tổng hợp tại chi nhánh công ty gang thép Thái Nguyên (Trang 30 - 33)

I. Những vấn đề chung về tiêu thụ sản phẩm 1.Khái niệm chung về vấn đề tiêu thụ sản phẩm.

2. Sự cần thiết phải quản lý và các yêu cầu quản lý đối với công tác tiêu thụ.

tác tiêu thụ.

Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị sản phẩm, tức là để chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật (hàng) sang hình thái giá trị (tiếp). Tiêu thụ là khâu cuối cùng của chu trình tái sản xuất, hàng đ−ợc đem đi tiêu thụ có thể là hàng hoá, thành phẩm hang lao vụ, dịch vụ việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nhằm thoả mãn yêu cầu cho

các đơn vị, tổ chức… bên ngoài đ−ợc gọi là tiêu thụ ra bên ngoài. Nếu cung cấp cho các đơn vị trong cùng 1 Công ty, tập đoàn… gọi là tiêu thụ nội bộ.

Mối quan hệ trao đổi giữa doanh nghiệp với ng−ời mua là quan hệ "thuận mua vừa bán". Doanh nghiệp với t− cách là ng−ời bán phải chuyển giao sản phẩm của mình cho ng−ời mua theo đúng các điều khoản quy định đã đ−ợc thoả thuận giữa hai bên còn khách hàng với t− cách là ng−ời mua, phải trả cho doanh nghiệp số tiền hàng mua hang chấp nhận thanh toán t−ơng ứng với giá bán của hàng hoá đó theo thoả thuận. Qúa trình tiêu thụ đ−ợc coi là kết thúc khi doanh nghiệp đã hoàn tất việc giao hàng và bên mua đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán cho số sản phẩm, hàng hoá đó.

Nh− vậy ta thấy rằng công tác tiêu thụ phản ánh việc giải quyết vấn đề đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nhu cầu tiêu dùng các hàng hoá, dịch vụ ngày càng tăng về số l−ợng và chất l−ợng trên thực tế nhu cầu có khả năng thanh toán th−ờng thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu xã hội về các loại hàng hoá dịch vụ cần đ−ợc thoả mãn. Chính vì vậy mà để thoả mãn nhu cầu lớn trong khi khả năng thanh toán lại có hạn, mỗi ng−ời tiêu dùng và ng−ời cung cấp đều cần phải lựa chọn từng loại nhu cầu sao cho có lợi nhất đối với ng−ời tiêu dùng, ng−ời cùng cấp và cả xã hội. Mặt kho trong nền kinh tế thị tr−ờng do chịu sự tác động của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cạnh tranh nên các doanh nghiệp th−ờng xuyên phải cạnh tranh gay gắt với nhau để có thể tiêu thụ đ−ợc sản phẩm, hàng hoá của mình từ đó cho thấy rằng công tác bán hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp và chỉ khi nào doanh nghiệp thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm mới đảm bảo cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, sử dụng vốn có hiệu quả.

Ngoài ra việc thực hiện tốt công tác tiêu thụ còn có ảnh h−ởng nhiều đối t−ợng khác nh−: đối với ngân sách nhà n−ớc, đối với các khách hàng, nhà cung cấp và đặc biệt có tác động tốt tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân thúc đẩy phát triển kinh tế.

Quản lý kinh doanh tiêu thụ hàng hoá trong các doanh nghiệp chính là quản lý hàng hoá về số l−ợng, chất l−ợng giá trị hàng hoá trong quá trình vận động từ khâu xuất bán đến khi thu tiền bán hàng. Công tác quản lý tiêu thụ hàng hoá đòi hỏi phải th−ờng xuyên theo dõi chỉ đạo quá trình bán ra theo kế hoạch đã định, kịp thời phát hiện những biến động của thị tr−ờng để điều chỉnh kinh doanh sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời phải tính toán và đ−a ra các định mức kế hoạch về chi phí và kết quả kinh doanh, năng suất lao động, thời gian chu chuyển vốn.

Nhiệm vụ tiêu thụ hàng hoá đ−ợc quản lý theo nhữn mặt sau:

- Quản lý về số l−ợng, chất l−ợng trị giá hàng xuất bán bao gồm việc quản lý từng ng−ời mua, từng lần gửi bán, từng loại hàng theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch bán ra với từng cửa hàng, từng bộ phận kinh doanh. Việc quản lý chỉ kết thúc khi quyền sử hữu hàng hoá đ−ợc chuyển giao và doanh nghiệp nhận đ−ợc tiền hay có quyền đòi tiền.

- Quản lý về giá cả bao gồm việc lập dự định và theo dõi việc thực hiện giá đồng thời doanh nghiệp phải xây dựng biểu giá cho từng mặt hàng, từng ph−ơng thức bán hàng, từng địa điểm kinh doanh. Trong công tác quản lý giá cả hàng hoá thì hệ thống chứng từ sổ sách kế toán là công cụ đắc lực.

- Quản lý đôn đốc thu hồi nhanh và đầy đủ tiền bán hàng, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Để thực hiện đ−ợc yêu cầu này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một bộ phận chuyên theo dõi, tìm hiểu đặc điểm cụ thể của từng khách hàng và tìm ra một chính sách tín dụng phù hợp với khách hàng về thuế liên quan đến tiêu thụ: Thuế GTGT đầu ra, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt là những loại thuê tiêu thụ mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà n−ớc. Muốn quản lý đ−ợc tình hình nghĩa vụ đối với nhà n−ớc một cách chặt chẽ, doanh nghiệp cần xác định đúng, đủ doanh thu bán hàng trong kì làm cơ sở xác định số thuế phải nộp.

Ngoài ra cần phải nắm vững từng khoản thu nhập, các nguyên nhân làm tăng giảm và các bộ phận làm tăng thu nhập cho doanh nghiệp.

Nh− vậy việc quản lý công tác tiêu thụ có vị trí cực kì quan trọng đối với các doanh nghiệp. Để có thể đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp cần thực hiện các yêu cầu trên.

Một phần của tài liệu Báo cáo kế toán tổng hợp tại chi nhánh công ty gang thép Thái Nguyên (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)