Phương pháp xác định đạm formol (Phương pháp Sorensen)

Một phần của tài liệu nghiên cứu sản xuât nước chấm từ bã malt bia và bánh dầu đậu phộng (Trang 27 - 28)

 Nguyên lí

Trong một hỗn hợp gồm protein, peptide, acid amine, amin, amoniac… Để xác định gần đúng loại đạm phi protein người ta dùng phương pháp Sorensen.

Các acid amine trong dung dịch nước thì trung tính, không những do hai nhóm hoá chức acid (- COOH) và amine (- NH2) trung hoà lẫn nhau mà còn do cả hai nhóm hoá chức ấy đều yếu, quá trình điện li đều rất kém.

Do vậy khi các phân tử phi protein này phản ứng với formol, formol sẽ tác dụng lên nhóm NH2 để tạo thành phức chất Metylenic ( N = CH2) mất tính chất kiềm. Do

đó tính chất acid của nhóm – COOH nổi bật lên và có thể định lượng được bằng một chất kiềm với phenolphtalein làm chỉ thị màu.

 Hóa chất

Dung dịch formol trung tính Dung dịch NaOH 0,1N Phenolphtalein 3%

 Trình tự phân tích

Hút 2,5 ml dung dịch nguyên liệu cho vào erlen và định mức lên 25ml (pha loãng 10 lần). Sau đó lấy 5ml dung dịch đã pha loãng vào một cốc beaker, thêm vào 20ml dung dịch formol trung tính (lấy dung dịch formol, cho từ từ dung dịch NaOH 0,1N vào cho đến khi dung dịch đạt pH khoảng 8,72 đơn vị nghĩa là khi cho Phenolphtalein 3% vào thì dung dịch chuyển sang màu hồng nhạt) và vài giọt Phenolphtalein 3% lắc đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Định phân dung dịch bằng NaOH 0,1N cho đến khi dung dịch có màu đỏ hồng ( pH = 9,2). Ta được thể tích V.

 Cách tính kết quả

N amin - amoniac (g/l) = (V*0,1*0,014*10*1000)/ 2,5ml V = thể tích NaOH 0,1N

0,1: là nồng độ NaOH

0,014: trọng lượng một đương lượng Nitrogen. 10: hệ số pha loãng

2,5 ml: thể tích mẫu

Một phần của tài liệu nghiên cứu sản xuât nước chấm từ bã malt bia và bánh dầu đậu phộng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)