Quy trình định lượng tổng nấm men nấm mốc

Một phần của tài liệu kiểm tra một số chỉ tiêu vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm chế biến sẵn (Trang 61 - 64)

3.7.5.1 Quy trình phân tích

Đồng nhất mẫu trong SDB thành độ pha loãng 10-1, ủ ở 300C, 1-7 ngày

Cấy tranh trường có mốc mọc lên đĩa SDA, MEA hay PDA, ủ ở 300C trong 7 ngày

Kết luận: có hay không có nấm mốc

Đồng nhất pha loãng mẫu thành các độ pha loãng 10-1, 10-2, 10-3

Trải 0,1ml mẫu lên đĩa DRBC hoặc DG18 ủ ngửa đĩa ở 250C, 5-7 ngày

Đếm khuẩn lạc nấm mốc, nấm men, tính mật độ (CPU/g)

3.7.5.2 Thuyết minh quy trình

Cân 10g mẫu trong túi PE vô trùng, bổ sung 90ml dung dịch pha loãng. Trường hợp mẫu dạng khô, ngâm mẫu trong dung dịch khoảng 30 phút trước khi đồng nhất mẫu. Mẫu được đồng nhất bằng máy dập mẫu trong 2 phút và được pha loãng thành các dãy nồng độ thập phân liên tiếp thích hợp. Hút vô trùng 0,1ml dịch mẫu lên các đĩa môi trường DBRC hoặc DG18. Nếu mật độ nấm men và nám mốc có thể cấy 1ml mẫu. Dùng que gạt thủy tinh trải dịch mẫu đều trên bề mặt đĩa môi trường cho đến khi khô. Đặt ngửa đĩa trong bao nylon, để hở miệng bao, ủ ở nhiệt độ 250C trong 5-7 ngày. Đĩa đã được đặt ngửa để tạo độ ẩm cho sự phát triển cuẩ nấm men mốc và hạn chế làm khô thạch. Thực hiện 3 đĩa cho mỗi độ pha loãng. Đếm và số lượng khuẩn lạc nấm mốc và nấm men trên tất cả các đĩa cấy. Khi cần thiết quan sát bằng kính hiển vi soi nổi hay kính lúp để phân biệt khuẩn lạc nấm men hay mốc. Kết quả được ghi bằng đơn vị CPU/g. Nếu có yêu cầu phân loại hay định danh các loại nghi ngờ sinh độc tố, các khuẩn lạc nấm mốc được cấy chuyền vào trong các ống thạch nghiêng SDA để gởi đến các phòng thí nghiệm chuyên định danh và phân loại nấm

Cần lưu ý rằng tổng thời gian ủ nấm mốc có thể tạo bào tử và phát tán vào môi trường nuôi cấy tạo nên các khuẩn lạc mới. Để hạn chế hiện tượng này, trong suốt thời gian ủ không được chạm tay hoặc di chuyển các đĩa cho đến khi đếm kết quả. Mặt khác, khi tiến hành đếm khuẩn lạc cần hạn chế việc mở đĩa để hạn chế sự phát tán của bào tử vào trong không khí, gây nhiễm vào trong mẫu hay môi trường nuôi cấy khác. Công thức tính:

Trong đó: A: số tế bào ( đơn vị hình thành khuẩn lạc ) vi khuẩn trong 1g hay 1ml mẫu N: Tổng số khuẩn lạc đếm được trên các đĩa đã chọn

ni: Số lượng đĩa cấy tại độ pha loãng thứ i

V: Thể tích dịch mẫu (ml) cấy vào trong mỗi đĩa

(cfu/g) ... 1 1 1 V f ni Vi fi n N A       

fi: Độ pha loãng tương ứng

Nếu ở độ pha loãng cao nhất, số khuẩn lạc đếm được trên một đĩa >250, ví dụ ở nồng độ 10-5 số đếm lớn hơn 250, kết quả được ghi: >2.5 x 107 CFU/g.

Nếu ở độ pha loãng thấp nhất, số khuẩn lạc đếm được trên một đĩa <25, ví dụ ở nồng độ 10-1 số đếm nhỏ hơn 25, kết quả được ghi: <2.5 x 102 CFU/g.

CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu kiểm tra một số chỉ tiêu vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm chế biến sẵn (Trang 61 - 64)