II. Hiểu sâu về các thuật ngữ trong GA
5. Average PageViews:
này phản ánh sự hấp dẫn của Site đối với người đọc, Average PageViews càng lớn càng chứng tỏ chất lượng nội dung Website càng cao. Ngoài ra, con số này cũng cho thấy việc người đọc tìm thấy nhiều thông tin hữu ích và liên quan đến thứ họ cần. Nếu website của bạn có chất lượng thì theo thời gian con số này sẽ tăng lên vì bạn đạt được số lượng bạn đọc trung thành và lượng người đăng kí theo dõi Website (Subscriber) nhất định. Ngược lại, nếu con số này quá thấp, bạn nên xem lại nội dung website của bạn và giao diện website cũng như nên đặt thêm phần Related Post để người đọc có thể tìm thấy những thông tin hay những bài viết khác liên quan.
Vậy Average PageViews như thế nào là phù hợp? Điều này tùy thuộc vào bản chất của website bạn. Riêng với một website cá nhân như của mình, mình cảm thấy 2~4 trang/lượt truy cập là ổn rồi, nếu cao hơn nữa thì tuyệt.
6. Time on Site: Dĩ nhiên, hẳn cũng nhiều bạn cũng biết con số này là Thời gian mà
khách truy cập bỏ ra để đọc website của bạn. Trung bình, mỗi người chỉ dành ra
khoảng 20 giây đọc lướt qua để tìm thứ họ cần rồi sau đó bỏ đi nếu không thấy (Cái này là theo quan điểm cá nhân của mình, không biết người khác thì thế nào?). Nếu bạn cung cấp cho họ đúng cái mà khách truy cập đang tìm thì bấy giờ, họ sẽ dừng lại và đọc tiếp nội dung trang web của bạn. Tỉ lệ Time on Site quá thấp (dưới 10 giây mỗi trang) có nghĩa là khách truy cập chỉ click và click, họ không đọc nội dung trên website của bạn ( Hoặc nặng lời hơn là do họ vào nhầm trang và lập tức thoát ra)
7. Bounce Rate: Bounce rate là lượng khách truy cập vào website của bạn nhưng chỉ xem
duy nhất một trang. Sự kiện này xảy ra khi một người truy nhập một trang trên site của ban và cũng ngay lập tức họ nhấn chuột rời bỏ Web site, không quay trở lại trong 30 phút tính từ lúc vào website. Tỉ lệ bỏ Web cao có thể do nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố thời gian tải Web chậm, nội dung không phù hợp với người truy cập, thiết kế giao diện không cuốn hút …Mình cho rằng nếu Bounce Rate lên tới 90% thì bạn đang gặp vấn đề lớn đấy. 60~90% là bình thường, nên mừng nếu khoảng 40~60% và dưới 40%, mình thực sự ngạc nhiên (và ngưỡng mộ) đấy.
Những bí quyết để có tỉ lệ Bounce Rate thấp là: Đưa vào những bài viết liên quan, Thiết kế giao diện dễ nhìn và bắt mắt, Tối ưu tốc độ tải trang web … và đăng những bài viết có nội dung tập trung vào chủ đề đã trở thành đặc trưng của website bạn.
Trang 33
Google Analytics thống kê theo 3 nguồn truy cập chủ yếu:
1. Trực tiếp (Direct Traffic): được nhiểu là các độc giả bấm bookmark, gõ link trực tiếp trên thanh công cụ, click link gửi cho nhau.
2. Tham chiếu (Referring Sites): độc giả bấm các link / banner trên trang web khác, trong email, v.v..
3. Others: bao gồm các marketing campaign được đánh dấu, tức là khi độc giả bấm các link được đánh dấu bằng kỹ thuật link tagging.
4. Search Engines : độc giả đến từ các máy tìm kiếm như Google, Yahoo,Bing....
Tỉ lệ giữa 3 con số này chênh lệch khác nhau tùy hướng quảng bá website của bạn. Referral cao cho thấy bạn đã thành công trong việc quảng cáo và phổ biến Website của bạn đến nhiều Website, forum, Blog khác. Referral cao cũng đồng nghĩa với chất lượng nội dung website của bạn tốt nên nhiều Website khác mới đưa link giới thiệu đến. Traffic đến từ Search Engine cao thì rõ là khả năng SEO (tối ưu hóa Website cho công cụ tìm kiếm) của bạn khá ổn. Nhưng quan trọng nhất vẫn là Nguồn truy cập trực tiếp- Direct Traffic, điều này chứng tỏ khách truy cập đã biết đến “thương hiệu” website của bạn.
Một điều quan trọng trong phần Traffice Source là bạn nên ghi lại những Keyword đã đem lại nhiều lượt truy cập cho bạn từ SE và hãy tiếp tục sử dụng và phát huy từ khóa đó. Lập kế hoạch để cải thiện những Keyword quan trọng mà web bạn đang xếp hạng thấp hay chưa đem lại lượng truy cập cao.
Riêng phần Search Engines có một vấn đề mà nhiều người đã nhìn thấy. Đó là, ngày càng nhiều người sử dụng Google thay cho BookMark. Tôi thì chưa bao giờ như vậy, nhưng tôi thấy mấy người bạn thường xuyên như thế và sau khi tham khảo rất nhiều người – họ cũng như vậy . Cụ thể là khi bạn muốn tới Dân Trí, thay vì gõ Dantri.com.vn, bạn lại gõ “Dân Trí” vào box search, hoặc thanh địa chỉ, browser sẽ tự động đưa thẳng về Dantri.com.vn, hoặc liệt kê danh sách tìm kiếm để bạn click. Ai là người khiến cho bạn muốn tới Dân Trí ? Đó là kết quả của quá trình marketing nhận diện thương hiệu, truyền miệng xảy ra trước đấy – vì nếu bạn chưa biết “Dân Trí” là gì thì đương nhiên bạn không bao giờ search một từ khóa “lạ” như thế. Ai là người được ghi nhận có công tạo ra lượt đếm vào bảng tổng kết của Google Analytics? đó là Google. Nói cách khác, GA lúc đó đã xác nhận lượt truy cập vừa rồi của bạn là từ máy tìm kiếm Google. Điều này sẽ cực kỳ có lợi cho Google . Dễ dàng nhận ra con số báo cáo hàng năm % người sử dụng Google , Bing, Yahoo …cũng chỉ là những con số tương đối. Đối với cá nhân mình thì mình dùng Google do thói quen, và mình thích Google ở tốc độ và kết quả .
Nhưng còn một vấn đề lớn hơn mà rất ít người biết. Đó là cách GA overwrite số liệu lên nhau. ( Phần này giành cho các bạn đang nghiên cứu hoặc muốn trở thành chuyên gia phân tích website )
Lấy ví dụ : Độc giả A tới Dân Trí 3 lần theo 3 nguồn khác nhau, vậy nguồn nào sẽ được ghi nhận?
Chuyên gia tư vấn GA Justin Cutroni tổng hợp lại như sau trong blog Analytics Talk 1. Direct traffic luôn bị overwritten bởi 3 nguồn còn lại
2. Trong 3 nguồn còn lại, nguồn cuối cùng overwite nguồn trước. 3. Direct traffic không overwrite các nguồn khác
Giải thích bằng ví dụ như sau:
1. A được người bạn gửi link Dantri.com.vn qua YM, click vào Dân Trí – hệ thống ghi nhận direct; lần thứ 2, A bấm một banner quảng cáo Dân Trí – hệ thống overwrite thành A đến từ quảng cáo; lần thứ 3 A nhớ tới Dân Trí và gõ trực tiếp URL, hệ thống vẫn ghi nhận A đến từ quảng cáo bởi vì direct. Tóm gọn lại Direct – Banner – Direct được ghi nhận là Banner
2. Tương tự vậy Direct – Direct – Direct – Google được ghi nhận là Google 3. Banner – Banner – Banner – Direct – Google được ghi nhận là Google 4. Google – Google – Google – Direct được ghi nhận là Google
5. Google – Google – Banner được ghi nhận là Banner
6. Google – Google – Tham chiếu được ghi nhận là Tham chiếu
Tuy vậy, nếu bạn chú ý một điểm quan trọng sau: “không có một banner nào chạy mãi mãi”, điều có có nghĩa là sớm hay muộn GA sẽ ghi nhận độc giả A của website bằng một trong 3 nguồn cuối cùng. Nếu bạn nghĩ thêm thật kỹ sẽ nhận thấy rằng “toàn bộ độc giả tích lũy được GA ghi nhận hết cho Google” , bởi vì tình huống duy nhất ghi nhận cho banner/tham chiếu là xảy ra với campaign cuối cùng.
Như vậy thống kê kiểu GA sẽ khiến cho công lao của các campaign quảng cáo bằng thương hiệu, viral, banner khác chỉ được ghi nhận một lần, giá trị tích lũy cần được ghi nhận thành nội lực của site thì lại ghi nhận thành nguồn search (hay chính là Google).
Cũng cần nói thêm là khi GA chiếm thị phần tuyệt đối như hiện nay, số lượng người sử dụng GA như một cơ sở đánh giá ngày càng nhiều thì nhầm tưởng này lại càng được nhân rộng, tới mức trở thành một định kiến ngầm về tầm quan trọng của Google và SEO trong việc tạo ra lượt đến site của bạn.
Mình không buộc tội GA trong việc cố tình làm người dùng hiểu sai, cũng rất đúng khi nói “trách nhiệm của người sử dụng là phải biết cách sử dụng số liệu thống kế một cách đúng đắn”. Nhưng thực tế ở đây là, rất nhiều người trong chúng ta đang hiểu nhầm, và điều quan trọng không phải đổ lỗi cho ai, mà điều quan trọng là làm sao để nhầm tưởng này không còn, hoặc không gây tác hại.
Cách tốt để đánh giá vai trò nguồn của Google là chỉ quan tâm tới lượng độc giả mà Google trực tiếp tạo ra cho bạn. Quan sát thực tế trên một số website cho thấy, chỉ có dưới 30% độc giả tới site từ nguồn SEO là new visitors, 70% còn lại đã từng đến site một vài lần nào đó. Bill Gates đã từng nói : ”Trong 5-10 năm nữa, bạn chỉ có hai lựa chọn: hoặc kinh doanh cùng internet, hoặc không kinh doanh nữa” . Với thị trường ngày càng khốc liệt như hiện nay , rõ ràng SEO rất tốt với TMĐT – chỉ có điều nó không còn quá quan trọng như tôi từng hiểu nhầm.
Trang 35
9. New Visit: Tỉ lệ khách truy cập mới. Con số này thực ra không có ý nghĩa gì với các
Website/Blog tiếng Việt vì Việt Nam sử dụng địa chỉ IP động nhưng cũng cho thấy phần nào hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và những công cụ tìm kiếm.
10. Exit Pages: Exit Pages có nghĩa là trang mà khách truy cập thoát ra khỏi website của bạn. Dựa vào thông số này chúng ta có thể biết thêm thông tin khách hàng muốn gì ở website của mình
11.Visitors Returners: Là thông số thống kế số lần khách quay trở lại để truy cập website
của bạn. Những nhà phân tích, thống kế web sẽ dựa vào số liệu này để biết trang web có thực sự hữu dụng và được yêu thích hay không? Visitors Returners càng lớn có nghĩa là website của bạn hấp dẫn thu hút được khách viếng thăm.
III. Ứng dụng trong TMĐT
Thế nào là 1 website SEO hiệu quả?
Một website SEO hiểu quả nghĩa là đem lại nguồn lợi ích cho chủ nhân website đó. SEO hiệu quả phải đạt được kết quả mong muốn về những từ khóa cần SEO phải có vị trí càng cao trên TOP các SE ( chủ yếu là google ) càng tốt.
Tuy nhiên tiêu chí để đánh giá website không chỉ dựa vào chỉ số keywords của bạn lên TOP google mà còn đánh giá về nhiều yếu tố khác.... Mình sẽ phân tích về hiệu quả SEO sử dụng Google Analytics :
1. Các chỉ số về Site Usage:
- Visit: Lượng visit càng cao thì website đó có hiệu quả SEO càng cao.
- Pageview: Pageview là 1 điều tất yếu, nếu lượng visit cao mà pageview quá thấp nghĩa là website của bạn về mặt nội dung không có hiệu quả, nội dung không hấp dẫn và không níu kéo được khách hàng, người truy cập.
- Page/visit: Chỉ số này càng cao thì website của bạn là 1 website rất hữu ích, website có giá trị về nội dung và rất được khách hàng và người truy cập yêu mến.
- Bounce Rate: Bounce Rate website càng thấp càng tốt. Khi Bounce Rate quá cao thì bạn cần phải tối ưu hóa lại website ngay lập tức.
- Avg. Time on Site: Chỉ số phút càng cao đồng nghĩa với việc người xem quan tâm đến nội dung của bạn, nếu website của bạn là 1 gian hàng (Store) thì chỉ số này là tiêu chí để bạn bán được mặt hàng của mình nhiều hay ít.
- % New Visits: Không nên quá cao, từ 40% - 60% là ổn. Cao quá nghĩa là website của bạn không có giá trị về nội dung, khách hàng và người truy cập chỉ ghé thăm website 1 lần rồi bỏ đi, không bao giờ trở lại.
2. Các chỉ số về Traffic Sources Overview:
- Search Engines: Tỉ lệ % nên từ 50% - 70% (Lưu lượng traffic của website bạn đến từ SE). - Direct Traffic: Cố gắng đạt được tỉ lệ 30% - 40% thì website của bạn thật là tuyệt vời.
- Referring Sites: Nên giảm tỉ lệ này càng thấp càng tốt, dưới 5% thôi và cố gắng tăng tỉ lệ SE và Direct Traffic
Website TMĐT nên theo dõi những gì ?
Để đánh giá chất lượng một Web site Thương mại điện tử thì ngoài thứ hạng website. Tôi đề xuất 10 chỉ số quan trọng các trang TMĐT nên theo dõi.
1. Tỉ lệ người truy nhập mới: Hầu hết mọi người đều không để tâm đến tỉ lệ hoán chuyển người
truy nhập cũ và mới. Bằng cách đánh giá riêng tỉ lệ hoán chuyển người truy nhập mới, bạn mới có thể nhìn thấy rõ hơn hiệu lực của những công cụ tìm kiếm hay các chiến dịch quảng cáo của công ty.
2. Tỉ lệ quay lại của người truy nhập cũ: Không phải ai cũng mua hàng của bạn trong lần đầu tiên
truy nhập Web site, chỉ có nội dung tốt, hấp dẫn mới có nhiều người quay lại Website. Bằng cách theo dõi tỉ lệ này, bạn có thể biết Web site của bạn có được nhiều khách hàng quan tâm hay không, từ đó có chiến lược đối với nội dung Web site.
3. Số trang xem/ truy nhập: tỉ lệ này phản ánh sự hấp dẫn site đối với người xem. Việc tăng tỉ lệ
trang xem/ truy nhập chỉ ra nội dung của bạn đang được người đọc quan tâm bằng việc người xem dành thời gian để xem các trang. Tuy nhiên một tỉ lệ cao cũng có thể là do quy trình thanh toán và xem sản phẩm phức tạp quá mức cần thiết.
4. Số hàng/ đặt hàng: Bạn nên có một công cụ theo dõi bao nhiêu hàng được xem trên một lần đặt
hàng. Điều này giúp bạn tìm hiểu được hành vi của người mua hàng để từ đó đưa ra chiến lược marketing và bán hàng phù hợp hơn.
5. Giá trị đặt hàng trung bình: Tuỳ theo từng lĩnh vực kinh doanh mà giá trị đặt hàng trung bình sẽ
khác nhau, chính vì vậy mục tiêu về giá trị trung bình của bạn cũng khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn đo lường giá trị này thường xuyên, bạn sẽ có thông số giữa các năm, điều này hỗ trợ cho marketing rất nhiều.
6. Tỉ lệ bỏ Web ngay khi truy nhập: Sự kiện này xảy ra khi một người truy nhập một trang trên site
của ban và cũng ngay lập tức họ nhấn chuột rời bỏ Web site ra không quay trở lại. Tỉ lệ bỏ Web cao có thể do nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố thời gian tải Web chậm, nội dung không phù hợp với
Trang 37
người truy nhập, thiết kế giao diện không cuốn hút, ...
Bạn nên theo dõi liên tục tỉ lệ bỏ Web này trong các trang Web quan trọng bao gồm trang chủ và những trang có SEO hoặc PPC.
7. Thời gian tải trang Web: Như đã đề cập, thời gian tải trang Web chậm có thể là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ bỏ Web ngay khi truy nhập cao. Bạn nên kiểm tra thời gian tải trang Web với nhiều tốc độ kết nối hoặc với các công cụ kiểm tra trực tuyến.
8. Nguồn truy nhập vào Web site của bạn: Tuỳ theo mỗi site mà tỉ lệ truy nhập có khác nhau, tuy
nhiên nếu số lượng người truy nhập trực tiếp tăng lên, điều này đồng nghĩa với thương hiệu của bạn đang được nhiều người quan tâm.
9. Số lượng đặt hàng trên mỗi khách hàng trong một năm: Con số này cho bạn biết một người
khách hàng đặt hàng bao nhiêu lần trong một khoảng thời gian. Đây là một công cụ tốt cho phép bạn xác định bạn nên chi bao nhiêu tiền cho marketing hoặc làm marketing lại.
10. Tỉ lệ huỷ bỏ thanh toán/ giỏ hàng: Bạn nên đo lường tỉ lệ phần trăm số khách hàng rời bỏ
thanh toán/ giỏ hàng trong từng bước thanh toán. Chẳng hạn: bao nhiêu phần trăm khách hàng rời bỏ sau khi đưa sản phẩm vào giỏ hàng? Sau khi nhập thông tin hoá đơn, vận chuyển? Sau khi nhập thông tin thẻ tín dụng? Tỉ lệ rời bỏ quá cao là dấu hiệu của quy trình thanh toán không tốt.