Giải pháp về đào tạo con người.

Một phần của tài liệu Thị trường ngoại hối Việt Nam (Trang 28 - 30)

Đây là điều kiện cơ bản và hết sức quan trọng, vì các nhà quản lý và kinh doanh hối đoái là tác nhân chủ yếu có chức năng tạo lập thị trường hối đoái. Hiện tại ta đang có những thuận lợi cơ bản đó là sự ủng hộ của Chính phủ về sự cần thiết của thị trường hối đoái. Tuy nhiên, điểm yếu ở đây là trình độ nhận thức và sự hiểu biết của con người về thị trường hối đoái còn thấp, chỉ có một số người hiểu biết về lĩnh vực này nhưng chưa sâu. Nhà nước, ngành ngân hàng cần phát triển nhân lực theo hướng:

 Bổ xung thêm cán bộ lao động trẻ có chất lượng. Việc bố trí cán bộ phải đúng năng lực, sở trường và thu nhập của cán bộ phải thích đáng phù hợp với sự đóng góp của người lao động.

 Về đào tạo cán bộ: Với yêu cầu phát triển nghiệp vụ và công nghệ theo hướng hiện đại hoá, việc đào tạo cán bộ trong thời gian tới là đào tạo lại đội ngũ cán bộ đang có, bồi dưỡng kịp thời những kiến thức mới cho cán bộ quản lý.

 Đa dạng hoá hình thức đào tạo, nội dung đào tạo cần phải được đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế như: kiến thức về kinh tế, quản lý nhà nước, nghiệp vụ mới và tiếp xúc với tin học, công nghệ ngân hàng đối với cán bộ ngân hàng và đối với những người ngoài ngành nhằm giúp cho mọi đối tượng hiểu biết hơn về ngành ngân hàng.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng, làm sao để vừa tranh thủ được các nguồn vốn quốc tế, thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, kiều hối, nhưng lại phải đảm bảo được chủ quyền của đồng Việt Nam, thực hiện được mục tiêu của chính sách tiền tệ. Trong thời gian

qua, chính sách ngoại hối đã có những thay đổi quan trọng, một số quy định đã thông thoáng hơn, mở ra nhiều nghiệp vụ mới.

Những quyết định và thông tư về quản lý ngoại hối được ban hành trong thời gian qua đã và đang góp phần tích cực vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ ổn định tỷ giá hối đoái và giá vàng, kiềm chế lạm phát, khuyến khích các hoạt động đầu tư và thu hút các nguồn kiều hối lớn.

Tuy nhiên, sự kết hợp giữa chính sách quản lý ngoại hối với các chính sách quản lý vĩ mô khác đã có, nhưng chưa hài hoà. Mặc dù Chính phủ đã quan tâm đến tính đồng bộ trong việc ban hành các chính sách quản lý vĩ mô. Tuy nhiên, trong một số thời kỳ nhất định, các chính sách này còn thể hiện nhiều điều bất cập.

Trên đây là một số vấn đề về tình hình ngoại hối ở Việt Nam. Vì thời gian và kiến thức có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được thầy, cô giáo và các bạn bổ sung, góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Thị trường ngoại hối Việt Nam (Trang 28 - 30)