Trong đó:
Fmax: Lực kéo cực đại tác dụng lên mẫu ngay tại điểm đứt (N). δ: Độ bền kéo của mẫu (N/cm2)
S: Tiết diện bề mặt mẫu S = a*b (cm2)
- Tương ứng với mỗi thời gian tổng hợp khác nhau ta cần đo 3 mẫu để lấy giá trị trung bình.
- Dựa trên kết quả thu được, ta tìm được thời gian tổng hợp tối ưu mà tại đó màng keo có độ bền tốt nhất.
Hình 17: Thử nghiệm độ bền kéo trên máy kéo Zwick
2.4.2. Khảo sát độ bền của mối dán trên vật liệu nền: gỗ, thủy tinh, kim loại
Để tìm được loại vật liệu nền thích hợp với keo Rezolic tan trong cồn ta tiến hành như sau:
- Tiến hành tổng hợp 1 mẻ nhựa ứng với thời gian tối ưu đã tìm được ở trên.
- Tiến hành gia công mẫu trên vật liệu nền gỗ, thuỷ tinh, kim loại như quy trình trên.
- Kiểm tra độ bền kéo của mẫu.
- Tương ứng với mỗi loại vật liệu nền ta đo 3 mẫu để lấy giá trị trung bình.
- Từ kết quả thu được, ta tìm được loại vật loại vật liệu nền thích hợp mà ở đó cho độ bền mối dán cao nhất.
Hình 18: Kẹp mẫu trước khi sấy
2.4.3. Khảo sát độ bền mối dán trong các môi trường nước máy và nước biển
Để khảo sát độ bền mối dán trong môi trường nước máy và nước biển ta tiến hành như sau:
- Tiến hành gia công mẫu ứng với thời gian tổng hợp tối ưu trên loại vật liệu nền thích hợp đã tìm được ở trên.
- Sau đó ngâm mẫu vào môi trường nước máy và nước biển trong thời gian là 15 ngày.
- Sau 15 ngày, lấy ra và sấy khô mẫu đã ngâm.
- Kiểm tra độ bền kéo của các mẫu trên máy Zwick.
Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian tổng hợp keo phenol formaldehyde – Rezolic tan trong cồn đến độ bền mối dán gỗ, thủy tinh, kim loại trong môi trường nước máy và nước biển.