PH cho dung dịch đệm axetat

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều kiện phân tích các sulfamit bằng phương pháp sắc ký (Trang 37 - 40)

Ảnh hưởng của pH có ý nghĩa rất lớn đối với sắc ký trao đổi ion và cặp ion, tuy nhiên trong một số trường hợp hấp thụ pha ngược yếu tố này cũng thể hiện rất rõ, nhất là pha động có chứa nước.

Dựa vào tính chất của chất đã phân tích dung dịch đệm thường được dùng để tách các chất thuộc họ SAs là: hệ đệm phot phat, hệ đệm amoni axetat… hoặc pha loãng

các axit hữu cơ với các chất cải biến hữu cơ (organic modifiers) ở pH nằm trong khoảng 2,1 đến 5,5. Do tính chất của các chất phân tích là chất lưỡng tính giá trị pKa nằm trong khoảng 5,4 đến 7,4 do đó việc sử dụng dung dịch đệm có tính axít thường thu được các píc sắc ký sắc nét. Với lý do như vậy chúng tôi tiến hành khảo sát thành

phần dung dịch đệm CH3COOH/CH3COONa có pKa=4,75 ở vùng nồng độ 10mM với

các giá trị pH: 3,5; 4,0; 4,5; 5,0; 5,5. Sau đó lựa chọn dung dịch đệm có pH phù hợp dựa vào mối quan hệ giữa hệ số dung tích và pH tiến hành khảo sát ở trên và píc sắc ký ở các giá trị pH đó. Kết quả thu được đối với các chất phân tích như sau:

Bảng 3.4:Hệ số dung tích ở các giá trị pH khác nhau

pH Hệ số dung tích k' SGU MTD SMP SDO SMX 3,5 0,57 1,43 2,76 4,98 5,61 4 0,56 1,15 2,64 4,78 5,42 4,5 0,53 1,12 2,65 4,76 5,35 5 0,54 1,16 2,77 4,59 5,03 5,5 0,53 1,11 2,55 3,45 3,55

Từ số liệu trên ta xây dựng đồ thị sự phụ thuộc k’ vào pH như sau:

Nhìn vào bảng kết quả và pic sắc ký ở khoảng pH đã khảo sát chúng tôi thấy: pH càng cao thì khả năng tách 2 chất SMX và SDO kém (pH=5,5). pH thấp thì thời gian rửa giải lâu (pH=3,5). Tại giá trị pH = 4,5 các pic sắc ký có sự tách biệt rõ rệt

(a) (b) (c) (d) (e) Hình 3.7: Sắc đồ sắc ký ở pH khác nhau a. pH = 3,5 b. pH = 4,0 c. pH = 4,5 d. pH = 5,0 e. pH = 5,5

hơn, pic cân đối và không mất nhiều thời gian xuất hiện pic sắc ký. Mặt khác, dựa trên đồ thị nhận thấy ở pH này có sự khác nhau rõ rệt về hệ số dung tích cuả các chất phân tích. Như vậy, pH của pha động được chọn là 4,5 cho các thí nghiệm tiếp theo.

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều kiện phân tích các sulfamit bằng phương pháp sắc ký (Trang 37 - 40)