I. Sự cần thiết phải hoàn thiện nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá
2. Nội dung hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ
Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ là công tác quan trọng, cần thiết đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đúng đắn để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt việc hoàn thiện sẽ giúp cho kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng của mình. Hoàn thiện kế toán tiêu thụ bao gồm:
- Hoàn thiện hạch toán ban đầu.
- Hoàn thiện hạch toán tổng hợp (vận dụng hệ thống tài khoản kế toán).
- Hoàn thiện sổ kế toán (kết hợp hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp).
2.1. Hạch toán ban đầu.
- Chứng từ kế toán là các mẫu giấy tờ xác minh nội dung các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và hình thành theo địa điểm, thời gian phát sinh của chúng. Làm cơ sở cho việc kiểm tra thông tin về nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và làm căn cứ để ghi sổ kế toán.
- Các bản chứng từ kế toán là hình thức biểu hiện của ph−ơng pháp lập chứng từ.
- Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ:
Phòng kế toán từ khi nhận đ−ợc chứng từ kế toán đến ghi sổ kế toán xong đ−a chứng từ bào bảo quản, l−u trữ phải qua các giai đoạn xử lý chứng từ , tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán và bảo quản chứng từ.
Nội dung công việc này nh− sau:
+ Phân loại và kiểm tra chứng từ: Chứng từ kế toán nhận đ−ợc phải phân loại theo nội dung các nghiệp vụ phản ánh trong chứng từ để chuyển cho các bộ phận kế toán liên quan. Cán bộ kế toán nhận chứng từ, tr−ớc khi ghi sổ phải tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh trong chứng từ, chỉnh lý những sai sót nếu có trong chứng từ nhằm đảm bảo ghi nhận đầy đủ các yếu tố cần thiết của chứng từ và tiến hàng thực hiện các công việc thiết để ghi sổ kế toán.
+ Kế toán tr−ởng phải quy định rõ ràng trách nhiệm cho từng nhân viên kế toán. Thực hiện nghiêm túc kiểm tra chứng từ kế toán tr−ớc khi ghi
sổ và h−ớng dẫn họ một cách sâu sắc từng nội dung kiểm tra và ph−ơng pháp chỉnh lý chứng từ.
Nội dung kiểm tra bao gồm những điểm chủ yếu sau:
+ Kiểm tra tính trung thực và tính chính xác của nghiệp vụ phát sinh phản ánh trong chứng từ nhằm ddảm bảo cho số liệu kế toán, đảm bảo tính trung thực và chính xác.
+ Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đ−ợc phản ánh trong chứng từ.
+ Kiểm tra tính hợp lý của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phản ánh trong chứng từ: phải phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch, chỉ tiêu dự toán, các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với giá cả thị tr−ờng, với điều kiện hợp đồng.
+ Kiểm tra tính chính xác các chỉ tiêu về số l−ợng, và giá trị ghi trong chứng từ, các yếu tố khách quan của chứng từ.
Sau khi kiểm tra, nhân viên kế toán cần chỉnh lý những thiếu sót nếu có, làm các thủ tục chuẩn bị cho việc ghi sổ kế toán: ghi định khoản kế toán, lập bảng tổng hợp chứng từ gốc, lập bảng tính toán và phân bổ chi phí ...
- Theo chế độ kế toán hiện hành, hệ thống chứng từ kế toán bao gồm những chứng từ có tính chất bắt buộc phải thuân thủ và những chứng từ có tính h−ớng dẫn để vận dụng. Trên cơ sở hệ thống chứng từ kế toán hiện hành của Nhà n−ớc quy định, việc sử dụng các viểu mẫu chứng từ ban đầu cho phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, cũng nh− tính chất của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở doanh nghiệp. Từ đó tổ chức quy trình lập, luân chuyển chứng từ theo trình tự:
+ Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào chứng từ.
+ Kiểm tra chứng từ. + Ghi sổ kế toán.
+ L−u giữ và bảo quản chứng từ.
Tóm lại, việc xây dựng một hệ thống chứng từ kế toán ban đầu hợp lý và hợp pháp là cơ sở cho việc hoàn thiện nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá.
2.2. Hoàn thiện hạch toán tổng hợps.
Hoàn thiện hạch toán tổng hợp đ−ợc thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống tài khoản và ph−ơng pháp kế toán (Phần hạch toán tổng hợp đã trình bày).
2.3. Hoàn thiện sổ sách kế toán.
Thông tin kế toán là những thông tin động về toàn bộ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc ghi chép trên sổ sách kế toán phải đầy đủ, kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo thời gian và địa điểm phát sinh của nghiệp vụ đó. Do vậy, sổ kế toán đ−ợc thiết kế ghi chép
phù hợp với trình độ của nhân viên kế toán, trang thiết bị kỹ thuật tính toán phục vụ cho công tác kế toán.
Trong quá trình hình thành và phát triển của khoa học, kế toán đã xây dựng nên rất nhiều hình thức khác nhau:
- Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái.
- Hình thức kế toán Chứng từ - ghi sổ.
- Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ.
- Hình thức kế toán Nhật ký chung.
- Hình thức kế toán sử dụng máy vi tính.
Với hình thức chứng từ ghi sổ: hàng ngày từ các chứng từ gốc, kế toán vào các chứng từ ghi sổ; Từ các chứng từ ghi sổ lập sổ đăng ký chứng từ; Từ chứng từ ghi sổ hoặc sổ đăng ký chứng từ ghi sổ làm căn cứ để ghi vào sổ cái tài khoản. Các chứng từ gốc sau khi vào chứng từ ghi sổ đ−ợc dùng để ghi vào các sổ chi tiết. Cuối kỳ kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết.
Cuối mỗi kỳ kế toán, số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết đ−ợc đối chiếu với các số liệu trên sổ cái. Số liệu trên sổ dăng ký chứng từ ghi sổ đ−ợc đối chiếu với số liệu trên bảng cân đối phát sinh. Từ đó làm căn cứ lập báo cáo tài chính.
Sơ đồ: Trình tự kế toán theo hình thức Chứng từ - ghi sổ Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ thẻ chi tiết Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày. Ghi cuối kỳ. Đối chiếu.