- Công nhân kỹ thuật,
1. Xây dựng quy hoạch cán bộ
Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và của đất nước. Với vai trò quan trọng như vậy, công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn được coi là khâu quan trọng, then chốt nhằm tạo sự chủ động, khoa học trong công tác cán bộ.
Công tác quy hoạch cán bộ phải từ nhiệm vụ chính trị của xã, nhiệm vụ tổ chức đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có, dự kiến nhu cầu và khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ để chủ động có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng. Đặc biệt chú trọng tạo được nguồn cán bộ dồi dào, đủ tiêu chuẩn để kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.
2.Xác định nhu cầu đào tạo, gắn kết đào tạo với sử dụng CBCC
Một vấn đề quan trọng để cải tiến công tác đào tạo, bồi dưỡng là phải đổi mới tư duy, quan điểm cũng như cách tiếp cận. Đào tạo, bồi dưỡng không thể tách rời mà phải gắn với việc sử dụng CBCC, tức là đào tạo, bồi dưỡng CBCC theo vị trí việc làm, tránh đào tạo, bồi dưỡng sai địa chỉ, không đúng mục đích, đào tạo tràn lan, thiếu định hướng rõ ràng mà hậu quả ai cũng thấy là "số lượng đào tạo, bồi dưỡng khá lớn mà vẫn chưa khắc phục được tình trạng hụt hẫng cán bộ". Xác định nhu cầu đào
tạo, bồi dưỡng là một khâu quan trọng trong cả quá trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Để tránh lãng phí trong đào tạo, cần tiến hành điều tra tổng thể trình độ và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC là "khoảng trống" giữa cái "thực trạng" và cái "yêu cầu". Vấn đề đặt ra cho khoá đào tạo, bồi dưỡng là "lấp" được "khoảng trống" đó. Để xác định được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng thì phải đánh giá được thực trạng đội ngũ CBCC. Bởi vì đánh giá đúng "thực trạng", mới xác định đúng "nhu cầu" đào tạo, bồi dưỡng CBCC.
3.Xây dựng kế hoạch ĐTBD CBCC cấp cơ sở theo nhu cầu đã được xác định
UBND huyện cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tào bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở. Kết hợp với các cơ sở đào tạo bồi dưỡng xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy phù hợp với thình hình thực tế tại địa phương. Chú ý nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học bên cạnh những kiến thức chuyên môn, trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ CBCC cơ sở để đáp ứng nhu cầu trong tình hình đất nước đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.
Sau khi đã xác định được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBCC theo vị trí việc làm, cần tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC hàng năm và dài hạn cả trong nước và nước ngoài, đảm bảo tính cụ thể và
đào tạo từ đầu, xây dựng kế hoạch đào tạo đến từng loại công chức. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần phải rõ ràng về mục tiêu, phải cụ thể, đo lường được, đảm bảo tính khả thi và có thời hạn cụ thể. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải có trọng tâm, trọng điểm, đúng yêu cầu, đúng đối tượng, tránh lãng phí trong đào tạo, phải gắn với việc bố trí, sử dụng CBCC.
4.Đổi mới nội dung ĐTBD theo vị trí việc làm
Công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện nay nặng về lý thuyết cơ bản, chưa quan tâm đến kỹ năng tác nghiệp của công chức; còn hiện tượng trùng lặp nội dung ở một số môn học đối với từng ngạch, bậc. Vì thế, cần phải lựa chọn kỹ lưỡng các nhóm kiến thức, mức độ, phạm vi cho thật phù hợp với từng loại đối tượng. Ngoài những nội dung chung quy định đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức HCNN được quy định, xuất phát từ những yếu kém của đào tạo trong thời gian qua, cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mà CBCC đang bị hẫng hụt hoặc không cập nhật khi chuyển sang kinh tế thị trường: quản lý kinh tế, kiến thức Nhà nước và pháp luật, về khoa học tổ chức và quản lý, quản lý nguồn nhân lực…; Kỹ năng thực hành công vụ, nhất là cách xử lý tình huống, thủ pháp điều chỉnh chiến lược và tổ chức phối hợp hoạt động quản lý.
Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng là vấn đề cốt lõi của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của đội ngũ CBCC cơ sở. Phương pháp đào tạo hiện đang sử dụng theo phương pháp truyền thống là "lên lớp" "thuyết trình": giảng viên giảng bài - học viên nghe và ghi chép, tức là thông tin một chiều. Để tổ chức được khoá học có hiệu quả, giảng viên phải lựa chọn được phương pháp truyền thụ kiến thức hai chiều giảng viên ↔ học viên để đạt được mục đích của đào tạo, bồi dưỡng. Một phương pháp mà hiện nay được các nước phương tây áp dụng rất hiệu quả: Đó là Phương pháp cùng tham gia (trao đổi) thực hiện cả bốn loại mục đích cơ bản gần như đồng thời là kiến thức nghiệp vụ, phương pháp, đạo đức công vụ và kỹ năng giao tiếp. Phương pháp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo phương pháp cùng tham gia có ưu điểm nổi trội so với phương pháp giảng dạy truyền thống là CBCC nhận thức tích cực nội dung đào tạo, bồi dưỡng. Qua các bài tập tình huống, học viên sẽ trau dồi phương pháp và kỹ năng tổ chức, thực hiện công vụ được giao, học hỏi được cách thiết lập quan hệ với mọi người (một nội dung rất quan trọng trong thực tế hoạt động công vụ của người công chức). Thông qua việc được trực tiếp thảo luận, được tự làm và được tự đánh giá kết quả làm việc của mình, học viên sẽ nhận thức một cách sâu sắc hơn vấn đề đặt ra và kinh nghiệm hoạt động công vụ…
6.Thường xuyên đánh giá sau ĐTBD
Đánh giá đào tạo, bồi dưỡng là bước đi vô cùng quan trọng trong chuỗi quá trình đào tạo khép kín. Đánh giá đào tạo, bồi dưỡng là để xem có đạt mục tiêu đề ra không, nội dung, chương trình có phù hợp, học viên áp dụng được gì sau đào tạo, bồi dưỡng. Việc đánh giá đào tạo, bồi dưỡng cũng nhằm phát hiện những lỗ hổng, sự bất hợp lý, phi thực tế của quá trình đào tạo, để từ đó nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC. Hầu hết các khóa học đào tạo, bồi dưỡng đều có đánh giá chương trình đào tạo, bồi dưỡng như: đánh giá phản ứng của người học về nội dung, chương trình, giảng viên, cách tổ chức…; đánh giá kết quả học tập thông qua những bài kiểm tra để biết học viên tiếp thu được gì từ khóa học. Tuy nhiên, nội dung đánh giá vô cùng quan trọng để biết được mục tiêu khóa học có đạt được không để có hướng điều chỉnh cho phù hợp hiện đang bị bỏ ngỏ, đó là việc đánh giá những thay đổi trong công việc, xem người học đã áp dụng được những điều đã học vào công việc, những thay đổi đối với việc thực hiện công việc như thế nào. Từ đó, đánh giá tác động, hiệu quả của tổ chức xem việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC có tác động, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức hay không.
KẾT LUẬN
Công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã đạt được những thành tựu to lớn. Trong thành tựu chung đó, có sự đóng góp đáng kể của hệ thống chính trị cơ sở, của đội ngũ cán bộ cấp xã, phường, thị trấn. Những thành tựu đạt được đã tạo tiền đề nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào mục tiêu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Thực tiễn chứng minh rằng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ cấp xã là kết quả của sự phối hợp giữa công tác tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, và bồi dưỡng cán bộ phải là một quá trình phối hợp chặt chẽ, nhất quán. Nếu tách riêng công tác đào tạo, bồi dưỡng thì không thể đánh giá hết được hiệu quả đào tạo. Thực hiện phương châm “Trình độ tương xứng với chức danh, bầu cử theo nhiệm kỳ, bổ nhiệm có thời hạn, giao việc phù hợp với năng lực, trình độ, đúng tầm và thay thế kịp thời khi cần thiết”.
Xã, thị trấn là nơi sát dân nhất, nơi tiếp nhận và chuyển tải mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với từng người từng nhà, từng dòng họ… đồng thời là nơi báo cáo, phản ánh kết quả và phản hồi lên cấp trên những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để cấp trên kịp thời bổ sung, hoàn thiện các chủ trương chính sách. Phong trào của nhân dân phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, do vậy đào tạo và không ngừng nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới hiện nay là tất yếu và cấp thiết.
Để thực hiện tốt hơn chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã, cần chú ý đồng bộ các khâu: Tuyển chọn, quy hoạch, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo bồi dưỡng. Có thêm chính sách cần thiết để khuyến khích những người dạy và người học. Cán bộ là cốt lõi của công việc, muốn nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã
đáp ứng yêu cầu Nghị quyết TW 5 thì cần thiết phải có đội ngũ cán bộ xã có lòng trung thành với đất nước, với nhân dân, có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sâu sắc, có khả năng và kinh nghiệm công tác vững vàng, sáng tạo, năng động, dám nghĩ, dám làm, có hiệu quả công tác cao. Hay nói một cách khác có trí thức, có năng lực tư duy, có đức, có tài…