0
Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tình hình cho vay đối với DNN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DNNVV.DOC (Trang 26 -30 )

Sacombank – CN Hưng Đạo chủ trương tập trung cho vay đối với các DNNVV là chủ yếu.

Bảng 2.4: Tình hình tăng trưởng dư nợ của DNNVV qua các năm

(ĐVT: Tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng dư nợ 699,345 836,227 998,789 Dư nợ của DNNVV 637,173 769,412 940,659 % 91,11 92,01 94,18

(Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank )

Dư nợ của các DNNVV chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ của các loại hình doanh nghiệp tại chi nhánh Hưng Đạo, chiếm trên 90%. Đặc biệt năm 2006, mức dư nợ của DNNVV chiếm đến 94,18% tổng mức dư nợ của toàn chi nhánh. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động tín dụng đối với các DNNVV.

Bảng 2.5: Mức dư nợ tín dụng của DNNVV phân theo thời hạn vay qua các năm

(ĐVT: Tỷ đồng)

Năm 2004 2005 2006

Cho vay các tổ chức kinh tế 326,636 424,278 517,364

Ngắn hạn 239,888 305,638 402,809

Trung và dài hạn 86,748 118,64 114,555

Ngắn hạn 125,567 29,202 28,544

Trung và dài hạn 189,97 315,932 394,751

Tổng cộng 637,173 769,412 940,659

(Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank ) Trong hoạt động tín dụng đối với DNNVV, cho vay các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay các khách hàng cá thể, tốc độ phát triển bình quân qua các năm là 125,85%, cụ thể trong năm 2006 cho vay các tổ chức kinh tế chiếm 55% trong tổng giá trị cho vay.

Đối với cho vay các tổ chức kinh tế thì loại hình cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế do các doanh nghiệp có khả năng quay vòng vốn nhanh hơn vì hoạt động sản xuất kinh doanh của họ diễn ra liên tục và kết quả hoạt động thường được đánh giá khi kết thúc một năm tài chính.

Còn đối với cho vay các cá thể hộ gia đình thì loại hình cho vay trung và dài hạn lại chiếm tỷ trọng cao hơn. Các khách hàng là cá nhân khả năng thanh toán của họ chậm do họ phải phụ thuộc vào mức thu nhập hàng tháng là chính, họ phải dàn trải khoản nợ ra thành nhiều kỳ nhỏ dẫn đến thời hạn trả nợ dài hơn. Do vậy, họ chọn loại hình phù hợp với mình đó là vay trung và dài hạn.

Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng của DNNVV qua các năm 940,659 769,412 637,173 2004 2005 2006 Năm T đ n g

Tổng dư nợ tín dụng không ngừng tăng lên. Do có những chính sách phù hợp khuyến khích khách hàng vay vốn nên tốc độ tăng mức dư nợ trong năm 2006 là

22,26% so với năm 2005. Tăng dư nợ tín dụng đồng nghĩa với việc tăng rủi ro. Do vậy, ngân hàng luôn chú trọng đến việc lập các quỹ dự phòng bắt buộc nhằm đảm bảo tính an toàn và ổn định cho hoạt động tín dụng. Việc trích lập dự trữ được thực hiện theo từng quý. Cứ vào cuối mỗi quý, Giám Đốc cũng như trưởng trưởng phó phòng đôn đốc nhắc nhở các nhân viên tích cực thu hồi nợ. Sau đó, ngân hàng sẽ tổng kết và tiến hành lập quỹ dự phòng phù hợp với tình hình dư nợ thực tế.

Bảng 2.6: Mức dư nợ quá hạn bình quân của chi nhánh qua các năm

(Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank)

Một thực tế không thể tránh khỏi đó là bất cứ ngân hàng cũng đều tồn tại một tỷ lệ dư nợ quá hạn trong tổng mức dư nợ cho vay của mình. Sacombank – CN Hưng Đạo luôn quan tâm đặc biệt và có những biện pháp thích hợp để luôn duy trì tỷ lệ dư nợ này trong mức cho phép. Nhìn bảng trên cho thấy mức dư nợ quá hạn đã có giảm xuống. Năm 2006, mức dư nợ này đạt 1,2% giảm hơn so với năm 2005 (1,47%). Điều này cho thấy được hiệu quả và sự an toàn của hoạt động tín dụng.

Tính từ đầu năm tới nay, hoạt động tín dụng đạt được kết quả như sau:

Bảng 2.7: Các chỉ tiêu tín dụng đạt được trong quý I năm 2007 (ĐVT: Tỷ đồng) Cho vay bằng Hình thức cho vay

VNĐ Vàng (lượng) USD (ngàn USD)

Số Tiền % Số Vàng % Số USD % Ngắn hạn 434,817 3100 14.913 Trong đó NQH 4,7829 1,1% - - - - Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Trung, dài hạn 205,673 41.119 223

Trong đó NQH 2,4681 1,2% 485,204 1,18% - -

Tổng cộng 640,490 44.219 15.136

(Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank )

Nhìn bảng trên ta thấy cho vay bằng đồng Việt Nam vẫn là loại hình cho vay chủ yếu của ngân hàng. Trong đó, tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao hơn so với cho vay trung, dài hạn nhưng tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn chỉ chiếm 1,1% thấp hơn mức 1,2% so với nợ quá hạn trong cho vay trung và dài hạn. Điều này cho thấy cho vay ngắn hạn rủi ro ít hơn so với cho vay trung và dài hạn. Nó vẫn là thế mạnh trong hoạt động cho vay đối với các DNNVV của ngân hàng. Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn giảm nhẹ so với cuối năm 2006, giảm từ 1,2% xuống còn 1,1%. Đây là một sự cố gắng rất đáng khích lệ của tập thể nhân viên và ban lãnh đạo Sacombank.

Ban lãnh đạo ngân hàng luôn quan tâm chỉ đạo để hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả hơn. Kế hoạch đề ra cho năm 2007 cho bộ phận tín dụng như sau:

Bảng 2.8: Kế hoạch dư nợ bình quân năm 2007

Chỉ tiêu Dư nợ Lãi suất Doanh thu (triệu)

VNĐ (triệu đ) 1200.000 1,11%/tháng 75.267

VÀNG (lượng) 50.000 0,6%/tháng 10.457

USD (ngàn) 16.017 7,2%/năm 19.135

(Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank )

Sau quá trình hoạt động và đánh giá kết quả đạt được, Sacombank – CN Hưng Đạo luôn xác định cho mình một phương hướng hoạt động mới với những chỉ tiêu được đề ra khá phù hợp. Tín dụng đối với các DNNVV càng được ngân hàng quan tâm đáng kể. Mức lãi suất cho vay được ngân hàng quan tâm nhiều hơn, cụ thể ngân hàng đã đặt ra kế hoạch giảm mức lãi suất này xuống còn 1,11%. Đây chính là chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng đến với Sacombank ngày một nhiều hơn. Đặc biệt ngân

hàng luôn chú trọng đến tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của mình. Mức dư nợ này trong mục tiêu đề ra là phải thấp hơn 1% trên tổng dư nợ hoạt động tín dụng. Đây chính là những nổ lực của chi nhánh nhằm đem về lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DNNVV.DOC (Trang 26 -30 )

×