KẾT LUẬN phát triển tư tưởng văn hóa khu vực châu Á

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI (Trang 29 - 31)

của phương Đông. Với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, nó đã để lại nhiều tư tưởng quý báu cho nhân loại không chỉ ở quy mô, số lượng của các tác phẩm để lại, ở sự đa dạng của các trường phái mà còn ở sự phong phú trong cách thể hiện và đặc biệt là sự sâu rộng về nội dung phản ánh, góp phần rất lớn trong quá trình phát triển tư tưởng văn hóa khu vực châu Á.

Ra đời và phát triển trong những điều kiện lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, hai nền triết học này vẫn có những điểm tương đồng nhau, một trong những điểm tương đồng chủ yếu đó là nội dung triết học chủ yếu hướng đến đạo đức và con người. Phần lớn các trường phái trong Triết học Ấn Độ cổ đại thường tập trung giải quyết vấn đề “nhân sinh” và con đường “giải thoát” do sự đau khổ không phải trong đời sống kinh tế-xã hội mà ở trong ý thức, trong sự “vô minh”, sự “ham muốn” của con người. Còn mối quan tâm hàng đầu của các nhà triết học Trung Hoa cổ đại là những vấn đề thuộc đời sống thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội, những vấn đề về rèn luyện đạo đức con người.

Ngoài ra, sự đan xen yếu tố duy vật và duy tâm không rõ ràng trong các quan điểm triết học cũng là một trong những điểm tương đồng giữa hai nền triết học này. Các quan điểm duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình không được thể hiện một cách rạch ròi, tách bạch nhau mà chúng thường đan xen nhau, xen kẽ lẫn nhau trong quá trình vận động và phát triển. Chính sự đan xen đó một mặt tạo ra “vẻ đẹp” thâm trầm, uyển chuyển của triết học Ấn Độ cổ đại và triết học Trung Hoa cổ đại, mặt khác, nó cũng tạo ra lực cản không nhỏ đối với sự phát triển của hai nền triết học.

Bên cạnh những điểm tương đồng thì sự khác biệt của hai nền triết học thể hiện rõ nét trong quan niệm về bản thể luận và nhận thức luận.

Về bản thể luận, triết học Ấn Độ xoay quanh tư tưởng, “linh hồn vũ trụ”, tức brátman, là cội nguồn chi phối sự sinh thành, biến hóa của mọi sự vật, kể cả xã hội con người. Đây là quan điểm duy tâm tôn giáo đặc trưng trong triết học thuộc

trường phái chính thống ở Ấn Độ. Còn đối với triết học Trung Quốc cổ đại, với thuyết “Thiên mệnh”, cũng mang ý nghĩa duy tâm, cho trời là lực lượng tối cao chi phối vũ trụ và con người, nhưng không mang màu sắc tôn giáo rõ nét như Ấn Độ, vì đan xen đó là cả quan điểm đề cao tính tự nhiên, chất phác của “đạo”. Còn quan điểm duy vật chất phác về thế giới được tìm thấy ở trường phái Nyaya và Vaisêsika, khi quan niệm nguyên tử, hật vật chất nhỏ bé là bản nguyên vạn vật. Quan điểm như vậy thể hiện tính duy vật rõ nét, khác với quan điểm về “đạo” trong triết học Trung Quốc cổ đại, như theo Lão Tử, đạo là cái vô cực và chứa đựng trong nó là thái cực. “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật.” (Đạo đức kinh- chương 42). Tuy đề cao tính tự nhiên của đạo, nhưng vẫn mang vẻ huyền bí, vốn không thể xác định cái “đạo” uy nghiêm, sâu kín ấy là thực thể tinh thần hay vật chất.

Còn lý luận nhận thức trong các quan điểm của hai nền triết học, có thể thấy ưu thế thuộc về triết học Ấn Độ, với quan niệm của Mimansa và phái Lokayata có khuynh hướng duy vật theo lập trường kinh nghiệm, đều coi cảm giác là nguồn gốc duy nhất của nhận thức. So với triết học Trung Quốc, chỉ có phép Tam biểu của Mặc Tử là có yếu tố duy vật thô sơ, còn hầu hết lý luận nhận thức của các trường phái khác không lấy tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu, vì vậy, không thể là công cụ đắc lực để khám phá, cải tạo tự nhiên.

Tóm lại, lịch sử tư tưởng phương Đông cổ đại, là hệ thống tư tưởng đặc sắc và vô cùng quý giá, là kho tàng quý báu mà nền triết học Ấn Độ và Trung Quốc là tinh hoa tiêu biểu. Thông qua việc tìm hiểu hai nền triết học, chúng ta đã có thể rút ra điểm tương đồng và khác biệt, góp phần vào dòng chảy tinh thần phong phú của nhân loại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w