II. Hoạt động Marketing của công ty 1 Sản phẩm của công ty.
4. Kênh phân phối và dịch vụ
Công ty FBS cần xây dựng một kênh phân phối và thiết lập các điểm bán hàng một cách hoàn chỉnh bởi lẽ muốn tăng doanh số và giữ vững thị trường công ty cần phải có mạng lưới phân bố rộng khắp, không bỏ lỡ những đoạn thị trường nằm trong khả năng của công ty. Công ty cần xây dựng lực lượng bán hàng trực tiếp mặc dù đội ngũ bán hàng này không đem lại hiệu quả lớn bởi mặt hàng của công ty không phù hợp điều kiện bán hàng lẻ nhưng phần nào giải quyết công ăn việc làm, thu thập thông tin, đưa khách hàng gần với công ty hơn.
Công ty cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị, bộ phận tạo nên một sự hài hoà, tránh ách tắc trong khâu lưu thông, ùn tắc trong kênh phân phối. Các cửa hàng, trung tâm kinh doanh phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm trao đổi thông tin, giúp đỡ nhau trong nhiệm vụ, mục tiêu chung của công ty. Việc xây dựng kênh phân phối có thể được hình thành trên cơ sơ sau:
Thứ nhất: xây dựng kênh phân phối theo chu kỳ sống của sản phẩm. Trong mỗi giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm cần áp dụng những hình thức phân phối khác nhau, công ty có thể đầu tư vào việc cho thuê, hoặc có thể bán, hoặc trả góp. Ở đây việc cho thuê đối với những tòa nhà văn phòng hoặc nhà xưởng, bán đối với những khu đô thị với nhiều hình thức khác nhau. Với những sản phẩm có giá trị lớn công ty công ty có thể cho trả góp. Trong giai đoạn đầu công ty có thể bán với giá cao để thu lợi nhuận nhanh nhưng cũng tùy vào địa diểm ,do bất động sản ở Việt Nam đang là vấn đề nóng ở mỗi nơi.
Thứ hai: Xây dựng kênh phân phối theo đặc tính sản phẩm. Sản phẩm, dịch vụ của công ty rất đa rạng và phong phú, mỗi một sản phẩm, dịch vụ có những đặc tính khác nhau và vì thế mà phải thiết lập các kênh phân phối khác nhau.
Trong việc hoạch định kênh phân phối, các quyết định về địa điểm đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kênh phân phối và thúc đẩy tiêu thụ, công ty cần phải xác định một cách chính xác địa điểm đặt các cửa hang, văn phòng, cũng như các dự án xây dựng… sao cho công ty có thể thực hiện tốt hoạt động kinh doanh của mình trên các thị trường trọng điểm đã xác định. Việc thiết lập các cửa hàng , văn phòng, các dự án… trên địa bàn các tỉnh lân cận Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Đằ Nẵng là việc cần làm trong thời gian tới nhưng công ty cũng cần phải cân đối giữa tiềm lực của mình và điều kiện thực tế, không để xảy ra tình trạng đầu tư dàn trải.
Với đặc điểm của ngành BĐS của thị trường Việt Nam là khá nóng, đặc biệt là ở những thị trường trọngđiểm như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh …Do đó
việc tiếp cận thị trường mỗi nơi là rất khó khăn. Do đó công ty có những chính sách phân phối khá tốt đảm bảo.
Trong chiến lược phát triển thị trường BĐS, đối với các thành phố lớn (Hà nội, TP Hồ Chí Minh, Đà nẵng…) chú trọng tới hình thức đầu tư cho giai đoạn tiền tệ hoá, tức là căn cứ trên các chính sách thu hút đầu tư của Nhà nước vào thị trường BĐS đẩy mạnh hình thức liên doanh, liên kết để xã hội hóa nguồn vốn và thu hút vốn đầu tư trực tiếp của các đối tác, đặc biệt là các Công ty nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài có vốn nhưng mất thời gian tiếp cận thị trường và quan trọng hơn những vị trí đẹp hầu như không còn. Trong khi đó Công ty lại đi trước trong vấn đề này đó là một thế mạnh của FBS.
Đối với các thành phố lớn: tập trung phát triển các dự án về Trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ cho thuê, giáo dục đào tạo, khu nhà ở cao cấp nhằm tích tụ tài sản nâng cao giá trị doanh nghiệp. Đối với các địa phương khác tiếp tục hoàn thiện các dự án đã hình thành và phát triển mới theo hình thức tập trung hoá nhằm thu hồi vốn đầu tư, lựa chọn cơ hội mới.
Thông qua đó ta thấy được điểm mạnh điểm yếu cũng như thách thức cũng như cơ hội của công ty