IV. Phân nhóm chính nhóm VII Nhóm halogen
3. Hiđro clorua
Hiđro clorua là chất khí không màu, nặng hơn không khí gấp 1,3 lần. Nếu thở phải nhiều hiđro clorua thì đường hô hấp sẽ bị tổn thương và có thể bị ngạt.
Hiđro clorua tan nhiều trong nước. Ở 0oC, một thể tích nước hoà tan
được 500 thể tích hiđro clorua. Dung dịch hiđro clorua trong nước gọi là axit clohiđric. Có thể thấy rõ độ tan lớn của hiđro clorua trong thí
nghiệm sau đây :
Nạp hiđro clorua vào đầy một bình thủy tinh thành dầy và đậy bình bằng nút cao su. Xuyên qua nút có một ống thủy tinh thẳng vuốt nhọn ở đầu và một ống nhỏ giọt chứa đầy nước. Nhúng ống thủy tinh vào một cốc lớn chứa đầy nước nhuộm màu bằng quỳ. Bơm vài giọt nước từ ống nhỏ giọt vào bình. Nước trong cốc theo ống phun lên thành vòi, dung dịch trong bình ngả sang màu đỏ. Đó là do hiđro clorua tan trong nước, tạo ra sự giảm áp suất trong bình nên áp suất của khí quyển đẩy nước vào thế chỗ khí HCl đã tan. Dung dịch thu được là axit nên quỳ ngả sang màu đỏ.
Phương pháp điều chế hiđro clorua bằng cách cho natri clorua tinh thể tác dụng với axit sunfuric đậm đặc, đun nóng, gọi là phương pháp sunfat :
Tuỳ theo nhiệt độ đun mà tạo thành hoặc NaHSO4 hoặc Na2SO4. Một phương pháp khác để điều chế hiđro clorua trong công nghiệp là đốt hiđro trong clo, goi làphương pháp tổng hợp:
H2 + Cl2 = 2HCl
Dùng nước để hoà tan khí hiđro clorua, tạo thành axit clohiđric. Công việc này được thực hiện trong các tháp hấp thụ : nước phun từ trên xuống, khí đi từ dưới lên. Trong tháp có những ống sứ không bị axit ăn mòn để làm tăng diện tích tiếp xúc giữa khí với nước (tương tự tháp hấp thụ SO3 để tạo thành H2SO4 trong sản xuất axit sunfuric. Phương pháp tổng hợp là phương pháp chủ yếu trong công nghiệp hiện đại để điều chế axit clohiđric.