Hệ thống các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành của Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGÀNH THUẾ (Trang 31 - 33)

VIII. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ.

3. Hệ thống các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành của Nhà nước Việt Nam

Nam

Các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành của ta thể hiện trong hệ thống các Luật chủ thể kinh doanh như Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp Nhà nứoc, Luật Doanh nghiệp năm 2005 bao gồm:

3.1. Doanh nghiệp nhà nước

Theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do

Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức: Công ty nhà nước, Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)”.

- Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý,

đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty độc lập và Tổng công ty nhà nước.

- Công ty cổ phần nhà nước là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

- Công ty TNHH nhà nước một thành viên là công ty TNHH do Nhà nước ở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chứcquản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

- Công ty TNHH nhà nước có hai thành viên trở lên là công ty TNHH trong đó tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước và thành viên khác là tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

3.2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm những loại hình dưới đây:

- Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu lợi ích chung, tự nguỵện góp vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Công ty cổ phần: là loại hình doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu rủi ro tương ứng với phần vốn góp, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. trong công ty cổ phần, số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là 3, không hạn chế số lượng tối đa. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toàn ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một , hoặc một số cổ phần của công ty đó gọi là cổ phiếu. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

- Công ty TNHH có hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên trở lên cùng góp vốn; việc phân chia lợi nhuận và rủi ro căn cứ theo tỷ lệ vốn góp. Khác với công ty cổ phần, công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu.

- Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Giống như công ty TNHH có hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành vien cũng không được phép phát hành cổ phiếu.

- Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; còn thành

viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứngkhoán nào.

3.3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức dưới hai hình thức:

- Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam , hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGÀNH THUẾ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w