Trên khu vực giữa các áp cao cận nhiệt đới của hai bán cầu (khoảng 200-300) với dải áp thấp xích đạo, ở lớp thấp của tầng đối lưu thịnh hành gió lệch đông thổi từ vùng cận nhiệt đới về phía xích đạo, đó là tín phong. Ở bán cầu Bắc, tín phong có hướng chủ
yếu là đông bắc, ở bán cầu nam là đông nam. Khu vực dải áp thấp xích đạo là nơi hội tụ của tín phong hai bán cầu, tiền thân của dải hội tụ nhiệt đới. Ởđây không khí chuyển
động đi lên mạnh mẽ, gió yếu hoặc lặng gió nên còn được gọi là dải lặng gió xích đạo.
Ở trên cao của dải này, không khí chuyển động về các vĩ độ cận nhiệt đới với hướng chủ yếu là tây nam ở bán cầu Bắc và đông bắc ở bán cầu Nam. Trên cao vùng cận nhiệt
đới, không khí bị tích tụ và chuyển động đi xuống.
Hình 2.19. Đới gió tín phong trên hành tinh.
Đơn thể hoàn lưu cực
Đơn thể hoàn lưu Ferrel
Đơn thể hoàn lưu Hadley
Áp cao cực đới
Front cực
Dải thấp xích đạo
Đới lặng gió xích đạo Vĩđộ ngựa (30-350)
dịch chuyển từ xích đạo về cực ở tầng cao, cũng như không khí dịch chuyển từ vĩ
tuyến 30 về xích đạo ở tầng thấp, không theo hướng kinh tuyến thẳng góc với vĩ tuyến mà luôn lệch về phía phải (Bắc bán cầu). Như vậy ở Bắc bán cầu từ vĩ tuyến 30 đến xích đạo, ở mặt đất có gió hướng đông bắc, trên cao gió thổi ngược lại tạo thành vòng hoàn lưu khép kín gọi là vòng hoàn lưu Hardley.
Trên thực tế, dải áp cao cận nhiệt đới không liên tục mà thường bị gián đoạn bởi các lục địa, nhất là vào mùa hè, khi các lục địa bị đốt nóng mạnh mẽ. Đặc điểm này
được thể hiện rõ rệt nhất ở nam Châu Á khi áp thấp lục địa Châu Á phát triển mạnh mẽ
vào mùa hè.
Đặc điểm quan trọng của tín phong là khá ổn định. Độ ổn định trung bình khoảng 60 - 70%, ở giữa chặng đường thổi về phía xích đạo, tín phong có tốc độ lớn nhất, khi đó độ ổn định đạt tới 90 - 95%. Đặc điểm quan trọng nữa là nghịch nhiệt tồn tại trong cấu trúc của tín phong. Ở vùng cận nhiệt đới, do ảnh hưởng của dòng giáng trong áp cao, lớp nghịch nhiệt tương đối thấp (≈ 500m). Trong quá trình di chuyển về
xích đạo, bất ổn định động lực và nhiệt lực tăng lên, làm cho lớp nghịch nhiệt được nâng lên, cuối cùng lớp nghịch nhiệt tan đi khi tín phong nhập vào dải áp thấp nhiệt
đới.
Nước ta chịu ảnh hưởng của hoàn lưu tín phong bắc Thái Bình Dương. Mùa hè, khi áp cao nhiệt đới bắc Thái Bình Dương phát triển và mở rộng về phía tây, lưỡi áp cao Thái Bình Dương khống chế vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới tây Thái Bình Dương, đôi khi lưỡi áp cao này lấn sâu vào phần phía đông của lục địa Châu Á, luồng tín phong đông bắc của lưỡi áp cao ảnh hưởng đến thời tiết nước ta.
Không khí nhiệt đới biển Thái Bình Dương do tín phong đem đến trong mùa hạ
có hàm lượng ẩm khá lớn. Song, do được khuếch tán từ áp cao nên về cơ bản là ổn
định. Mặt khác, trong các tháng mùa hạ, nhiệt độ không khí trên biển Thái Bình Dương thấp hơn nhiệt độ không khí trên lục địa, mặt biển nhận được nhiệt từ khí quyển, vì vậy tín phong không phải là nguồn cung cấp hơi nước chủ yếu cho lục địa đông và Đông Nam Á. Trong quá trình di chuyển về phía vĩ độ thấp, tín phong dần trở nên bất ổn
định, đặc điểm này là khi có sự hội tụ với luồng không khí hướng tây nam trong hoàn lưu gió mùa trên khu vực dải hội tụ nhiệt đới, thời tiết thường xấu. Ngoài ra, trong một số trường hợp, do chịu sự tác động của địa hình khi đi tới đất liền, tín phong cũng có thể cho mưa.
Mùa đông, khí áp cao nhiệt đới bắc Thái Bình Dương thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của nó và duy trì ở phần phía đông Thái Bình Dương, tín phong chỉ ảnh hưởng
đến các vĩ độ thấp, khoảng dưới 150 Bắc, trên khu vực Đông Nam Á và quy định kiểu thơi tiết ẩm và khô, trừ trường hợp có sự hội tụ với các luồng không khí từ vùng biển phía nam Châu Á trong khu vực dải áp thấp xích đạo, thời tiết trở nên xấu.