Quy trình kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu lựa chọn giống và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây dong riềng tại thái nguyên (Trang 33 - 107)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.4.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm

Quy trình kỹ thuật trồng thực hiện theo quy trình của Trung tâm nghiên cứu và phát triển Cây có Củ hướng dẫn:

- Thời vụ trồng: 25 - 26/2/2013.

- Mật độ trồng: 25.000 cây/ha. Khoảng cách trồng: 80 x 50 cm

- Lượng phân bón: 3 tấn phân vi sinh + 200 kg N + 100 kg P2O5 + 200 kg K2O/ha

+ Phương pháp bón

Bón lót: 100% phân vi sinh + 100% P2O5 + 50% N Thúc lần 1 sau khi cây mọc 1 tháng: 25% N + 50% K2O Thúc lần 2 sau khi cây mọc 4 tháng: 25% N + 50% K2O

- Chăm sóc: Làm cỏ ở gốc và hàng dong riềng. Hai đợt thúc trên kết hợp xới sâu cách gốc 20 - 25 cm và trải rộng ra để diệt cỏ, vun nhẹ vào gốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (không vun cao quá) để đủ đất cho củ dong riềng phát triển rộng xung quanh. Vì củ dong riềng phát triển nông sát mặt đất.

- Thu hoạch: Khi cây có 2/3 số lá gốc chuyển màu vàng, chọn thời tiết khô ráo, không mưa mới thu (không bao giờ thu sau lập xuân, vì củ dễ có mầm làm củ bị sượng và giảm bột trong củ).

2.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi theo phương pháp nghiên cứu của Viện Tài nguyên và di truyền Thực vật Quốc tế, Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIP) và Trung tâm nghiên cứu và Phát triển cây có củ (kèm theo quy định chung đã được Trung tâm NC&PT Cây có củ biên soạn)

* Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây dong riềng:

- Tỷ lệ mọc (%): tính bằng % số khóm mọc trên tổng số khóm trồng. - Thời gian sinh trưởng:

+ Thời gian mọc (ngày): tính từ khi trồng đến khi có ít nhất 50% số khóm mọc mầm.

+ Thời gian ra hoa (ngày): tính từ khi trồng đến khi có ít nhất 50% số khóm ra hoa.

+ Thời gian sinh trưởng (ngày): tính từ khi trồng đến khi có 80% số lá trên cây chuyển màu vàng. Thời gian sinh trưởng được chia làm 3 nhóm.

Chín sớm < 8 tháng (240 ngày)

Chín trung bình 8 - 10 tháng (240 - 300 ngày) Chín muộn > 10 tháng (300 ngày)

- Độ đồng đều (điểm): đánh giá ở giai đoạn 50 và 75 ngày sau trồng (NST) theo thang điểm 1 - 9:

Điểm 1. Rất không đồng đều Điểm 3. Không đồng đều Điểm 5. Trung bình Điểm 7. Khá đồng đều Điểm 9. Rất đồng đều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái của cây dong riềng:

+ Chiều cao cây cuối cùng (cm): theo dõi vào thời kì ra hoa rộ. Đo từ đốt sát đất đến đốt ra cuống hoa (giai đoạn 180 NST). Đo 5 cây cao nhất của 10 khóm/ô.

+ Đường kính thân cuối cùng (cm): đo đường kính thân cách mặt đất 50 cm ở giai đoạn 180 NST. Đo 5 cây cao nhất của 10 khóm/ô.

+ Tổng số lá trên thân (lá): theo dõi vào giai đoạn 180 NST. Đếm số lá của 5 cây cao nhất của 10 khóm/ô.

+ Màu sắc lá: Tím, xanh, xanh nhạt, xanh tía (đánh giá ở thời kỳ 50 - 75 ngày sau trồng)

+ Màu sắc thân: xanh, tím rất nhạt, tím nhạt, tím (đánh giá ở thời kỳ 50 - 75 ngày sau trồng)

+ Chiều dài lá (cm): Đặt thước từ vị trí đầu mút trên đến đầu mút của lá (đo 3 lá/cây từ trên xuống).

+ Chiều dài lá (cm): Đặt thước từ vị trí đầu mút trên đến đầu mút dưới của lá (đo lá thành thục thứ nhất, thứ 2 và thứ 3).

+ Chiều rộng lá (cm): Đo tại vị trí rộng nhất của lá (đo lá thành thục thứ nhất, thứ 2 và thứ 3).

- Đặc điểm củ: Màu sắc củ quan sát khi thu hoạch củ về, rửa sạch đất cát, thông thường củ dong riềng có 2 màu chủ yếu là màu xám đậm và xám nhạt.

* Các chỉ tiêu về tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ

Điều tra sâu, bệnh hại theo phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng được thực hiện theo qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia: QCVN01 - 38: 2010 /BNN &PTNT.

+ Bệnh vàng lá và thối thân (điểm)

Phương pháp điều tra: Điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 5 cây, không lặp lại diện tích lần trước đã điều tra. Đếm tất cả số cây bị bệnh ở các điểm điều tra, sau đó tính tỉ lệ hại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tỉ lệ hại (%) = Tổng số cây bị bệnh x 100

Tổng số cây theo dõi Điểm 1. Không thấy bệnh (0%) Điểm 3. Thấy ít (<25% cây bị bệnh)

Điểm 5. Trung bình (25 - 50% cây bị bệnh) Điểm 7. Nhiều (>50 - 75% cây bị bệnh) Điểm 9. Rất nhiều (>75% cây bị bệnh)

+ Sâu ăn lá (điểm): Điều tra định kỳ 10 ngày/lần, Đếm tất cả số cây bị sâu hại/ô sau đó tính theo thang điểm.

Điểm 1. Không thấy sâu hại (0%) Điểm 3. Thấy ít (<25% cây bị sâu)

Điểm 5. Trung bình (25 - 50% cây bị sâu) Điểm 7. Nhiều (>50 - 75% cây bị sâu) Điểm 9. Rất nhiều (>75% cây bị sâu)

- Tính chống đổ của cây (% số cây bị đổ): Giai đoạn đánh giá sau khi có gió to hay bão. Đếm số cây đổ/tổng số cây trong ô, cho điểm từ 1 - 9:

Điểm 1. Không có cây đổ (0%) Điểm 3. Đổ ít (<25%)

Điểm 5. Đổ trung bình (25 - 50%) Điểm 7. Đổ nhiều (>50 - 75%) Điểm 9. Đổ rất nhiều (>75%)

* Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng

- Năng suất và yếu tố năng suất.

+ Khối lượng củ/khóm (kg): Thu hoạch 5 khóm/ô và cân khối lượng củ + Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = Khối lượng củ/khóm x số khóm/m2

+ Năng suất thực thu (tấn/ha): Thu hoạch toàn bộ ô thí nghiệm, cân khối lượng và quy ra tấn/ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Đường kính củ (cm): lấy củ cấp 1, đo 5 củ trung bình của 5 khóm. Đo ở vị trí rộng nhất của củ.

- Chỉ tiêu chất lượng củ

+ Hàm lượng chất khô (%): lấy củ cấp 1 và cấp 2 sau thu hoạch 5 ngày băm lát mỏng rồi cân để tính khối lượng tươi. Sau đó mang mẫu đem sấy khô và cân khối lượng khô, tính hàm lượng chất khô.

+ Hàm lượng tinh bột (%): lấy củ cấp 1 và cấp 2 sau thu hoạch 5 ngày.

Phương pháp xác định tỷ lệ tinh bột (tinh bột khô): Mẫu được rửa sạch, cân chính xác khối lượng (cả vỏ), đem nghiền thành bột mịn. Sau khi nghiền xong cho vào chậu, đổ nước cất hoà tan đều bột nghiền rồi lọc qua vải lọc nhiều lần để lấy bã bỏ đi. Nước dịch sau khi đã lọc qua vải lọc để lắng trong 24 giờ rồi gạn bỏ nước lấy phần lắng đọng trong chậu. Tiếp tục cho nước cất vào hoà tan phần lắng đọng đó rồi để ngâm tiếp trong 24 giờ nữa. Làm như vậy 4 - 5 lần ta sẽ thu được tinh bột ướt. Tinh bột ướt được lấy ra cho vào giấy thấm để cho thoát nước đến khi nào tay cầm vào thấy bột mịn không dính tay thì cân để tính tỷ lệ tinh bột ướt. Tinh bột ướt sau khi cân xong cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 45 - 500C trong thời gian 10 - 12 phút (thử bằng độ bám của bột ở da tay). Cân lại khối lượng, tính được tỷ lệ tinh bột khô.

+ Chất lượng ăn luộc: lấy củ cấp 1, để 10 ngày sau khi thu hoạch, luộc chín ăn nếm và đánh giá theo thang điểm 1 - 9 như sau (số người ăn nếm thường 5, 7, 9 người, tuỳ điều kiện, mỗi người có bảng chấm điểm riêng theo mẫu)

Chỉ tiêu Điểm

1 3 5 7 9

Độ bở Sượng Dẻo Trung bình Bở Rất bở Độ ngọt Nhạt Ngọt ít Trung bình Ngọt Rất ngọt

2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê toán học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, năng suất và chất lƣợng của một số giống dong riềng tại trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

3.1.1. Tỷ lệ mọc mầm và độ đồng đều của các giống dong riềng thí nghiệm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Tỷ lệ nảy mầm là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá một giống tốt. Đây là thời kỳ quan trọng bởi nó quyết định đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, đảm bảo mật độ cây trên đồng ruộng do đó ảnh hưởng đến năng suất quần thể. Thời kỳ mọc mầm ngắn hay dài phụ thuộc vào bản chất di truyền giống và điều kiện ngoại cảnh.

Qua quá trình theo dõi các thí nghiệm trên ruộng sản xuất chúng tôi đã thu được kết quả ở bảng 3.1

3.1: Tỷ lệ mọc mầm và độ đồng đều của các giống dong riềng thí nghiệm tại trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Giống Tỷ lệ mọc mầm (%) Độ đồng đều (Điểm)

DR3 99,17 7 DR1 93,33 7 V-CIP 95,28 7 DR49 93,33 7 VC 98,61 7 DR70 99,17 9 Địa phương (đ/c) 99,17 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tỷ lệ mọc của dong riềng được tính bằng % số cây mọc trên tổng số cây trồng. Thông thường sau trồng khoảng 20 - 25 ngày dong riềng sẽ mọc mầm. Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy: tỷ lệ mọc mầm của các giống tham gia thí nghiệm đạt từ 93,33 - 99,17%. Trong đó giống DR3 và DR70 có tỷ lệ mọc mầm tương đương với giống đối chứng. Các giống còn lại có tỷ lệ mọc mầm thấp hơn giống đối chứng, trong đó giống DR1 và giống DR49 có tỷ lệ mọc mầm thấp nhất là 93,33%, thấp hơn so với giống đối chứng.

Đánh giá độ đồng đều của các giống ở giai đoạn sau trồng 75 ngày chúng tôi thấy: Giống DR3, giống V-CIP, giống DR49, giống VC, giống DR1 sinh trưởng khá đồng đều (độ đồng đều đạt điểm 7) tương đương giống đối chứng. Giống DR70 sinh trưởng rất đồng đều (độ đồng đều đạt điểm 9) cao hơn giống đối chứng.

3.1.2. Thời gian sinh trưởng của các giống dong riềng thí nghiệm tại trườngĐại học Nông Lâm Thái Nguyên trườngĐại học Nông Lâm Thái Nguyên

Dong riềng là cây hàng năm nên thời gian từ trồng đến thu hoạch có thể kéo dài từ 10 - 12 tháng, thậm chí có giống cho thu hoạch muộn hơn. Thời gian sinh trưởng là khoảng thời gian được tính từ khi trồng đến khi có 80% số lá trên cây chuyển vàng. Căn cứ thời gian sinh trưởng của các giống dong riềng người ta chia ra làm 3 nhóm.

Nhóm 1. Chín sớm: <8 tháng (240 ngày)

Nhóm 2 Chín trung bình: 8 - 10 tháng (240 - 300ngày) Nhóm 3 Chín muộn: >10 tháng (> 300 ngày).

Theo dõi thời gian sinh trưởng từ khi trồng đến ra hoa và thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch của các giống dong riềng chúng tôi thu được bảng kết quả 3.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2: Thời gian sinh trƣởng của các giống dong riềng thí nghiệm tại trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Giống Thời gian từ trồng đến… (ngày)

Mọc Ra hoa Thu hoạch

DR3 22 157 289 DR1 22 154 301 V-CIP 22 158 294 DR49 22 151 293 VC 22 155 281 DR70 22 165 304 Địa phương (đ/c) 22 157 315

Thời gian từ trồng đến mọc mầm: được tính từ khi trồng đến khi có ít nhất 50% số khóm mọc mầm. Qua số liệu bảng 3.2 cho thấy thời gian từ trồng đến mọc của các giống dong riềng tham gia thí nghiệm đều là 22 ngày không có sự khác nhau giữa các giống.

Thời gian từ trồng đến ra hoa của các giống dong riềng dao động từ 151 - 165 ngày. Giống DR1, giống DR49 và giống VC thời gian từ trồng đến ra hoa sớm hơn giống đối chứng. Giống DR3 có thời gian từ trồng đến ra hoa tương đương với giống đối chứng. Giống DR70 có thời gian từ trồng đến ra hoa muộn nhất (165 ngày) muộn hơn giống đối chứng 8 ngày.

Thời gian từ trồng tới thu hoạch: Các giống thí nghiệm có thời gian từ trồng đến thu hoạch dao động từ 289 - 315 ngày, không có giống nào thuộc nhóm chín sớm. Các giống DR3, DR1, V-CIP, số 49, VC, DR70 có thời gian từ trồng đến thu hoạch ngắn hơn so với giống địa phương và thuộc nhóm chín trung bình. Giống địa phương sau trồng 315 ngày cho thu hoạch và thuộc nhóm chín muộn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.3. Một số đặc điểm nông sinh học của các giống dong riềng thí nghiệm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Các chỉ tiêu về hình thái, sinh lý bao gồm chiều cao cây, đường kính thân, số lá trên cây, số thân, chiều dài lá, chiều rộng lá, màu sắc thân, màu sắc lá, màu sắc củ... Thông qua các chỉ tiêu này có thể xác định được hình thái của giống cũng như trạng thái sinh lý để có thể tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giống dong riềng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao.

3.1.3.1. Đặc điểm hình thái của các giống dong riềng thí nghiệm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

3.3: Đặc điểm hình thái của các giống dong riềng thí nghiệm tại trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Giống Cao cây (cm) Số lá/ thân chính (lá) Dài lá (cm) Rộng (cm) Đƣờng kính thân (cm) Số thân/ khóm (thân) DR3 177,40d 9,93bc 51,73d 19,80ab 3,18ab 11,60a DR1 195,60bc 10,60abc 53,40cd 19,77ab 2,88c 8,67d V-CIP 209,07ab 10,47abc 54,37bcd 18,67bc 3,13abc 9,60cd

DR49 202,87b 10,87a 52,30d 18,90bc 3,29a 9,07d VC 183,80cd 9,80c 55,10bc 18,00c 2,90bc 10,13bc DR70 198,73b 10,80ab 58,73a 20,60a 3,09abc 10,80ab Địa phương (đ/c) 223,33a 11,20a 56,77ab 19,0bc 2,87c 8,73d P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05 14,29 0,9 2,7 1,27 0,29 0,97 CV(%) 4,0 4,8 2,8 3,7 5,5 5,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến năng suất và khả năng chống đổ của dong riềng. Chiều cao cây tăng mạnh khi cây chuẩn bị ra hoa đến khi kết thúc ra hoa. Chiều cao cây càng cao thì khả năng chống đổ càng kém nhưng thuận lợi cho quá trình tiếp nhận ánh sáng, tích lũy được nhiều vật chất, do đó năng suất sẽ cao hơn. Ngược lại, chiều cao cây càng thấp thì khả năng chống đổ của giống càng tốt nhưng khó khăn trong việc nhận ánh sáng. Vì vậy tùy điều kiện sinh thái của từng vùng mà lựa chọn giống dong riềng trồng có chiều cao cây thích hợp.

Qua bảng số liệu 3.3 cho thấy chiều cao cây của các giống dong riềng dao động từ 177,4 - 223,33 cm. Giống V-CIP có chiều cao cây đạt 209,07 cm sai khác không có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng (xếp nhóm ab). Giống DR1, giống DR49, giống DR3, giống VC và giống DR70 có chiều cao cây đạt từ 177,4 – 202,87 cm thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Lá là cơ quan quang hợp, trao đổi khí, hô hấp, dự trữ dinh dưỡng quan trọng của cây. Số lá trên cây, thời gian tồn tại của lá và hiệu suất quang hợp của bộ lá có vai trò quan trọng đối với năng suất cũng như chất lượng củ của dong riềng. Số lá trên cây còn quyết định đến mật độ cây trồng của từng giống trên một đơn vị diện tích. Thường số lá trên cây lớn hiệu suất quang hợp tăng, năng suất tăng, tuy nhiên nếu lá trên cây nhiều quá lại tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, sinh trưởng sinh thực kém dẫn đến năng suất không cao. Ngược lại số lá quá thấp thì hiệu suất quang hợp của cây giảm, năng suất cũng sẽ thấp. Tổng số lá trên cây được tính từ lá thật đầu tiên đến lá cuối cùng. Số lá, độ lớn của lá phụ thuộc vào giống, điều kiện thời tiết, kỹ thuật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ canh tác, mùa vụ. Trong đó giống và điều kiện khí hậu gây nên chênh lệch về số lá nhiều nhất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu lựa chọn giống và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây dong riềng tại thái nguyên (Trang 33 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)