Yếu tố ngoại la

Một phần của tài liệu những hình thức can thiệp đó trong việc cung ứng hàng hóa dịch vụ công của chính phủ Việt Nam hiện nay.doc (Trang 27 - 28)

Yếu tố ngoại lai là các ảnh hưởng không tốt do các yếu tố bên ngoài gây nên cho hoạt động của công ty hay cho xã hội nói chung. Yếu tố ngoại lai xảy ra khi có sự khác biệt về phí tổn hoặc lợi ích giữa cá nhân với xã hội. Tuy nhiên,các chi phí hoặc lợi ích này (chi phí ngoại vi hoặc lợi ích ngoại vi)lại không được tính đến trong hệ thống giá cả và thị trường. Những chi phí ngoại vi cho sản xuất bao gồm:sự tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường mà nhà máy hoặc xí nghiệp sản xuất tạo ra...vì phía thứ ba không được đền bù cho những khoản chi phí ngoại lai,nên các phí tổn sản xuất khoong được tính đến trong hệ thống giá. Trong nền kinh tế thị trường tự do, người ta chỉ mưu toan sử dụng tối đa những phương tiện hay lợi nhuận riêng của mình, và những chi phí hay lợi ích ngoại vi sẽ không được phản ánh trong giá cả của các đồ vật. Người sản xuất và người tiêu dùng bỏ qua ảnh hưởng của yếu tố ngoại vi, vậy nên giá cả của sản phẩm không phản ánh đúng giá trị thực của sản phẩm, chi phí thực trong cả quá trình sản xuất. Những yếu tố này gây nên sự giảm sút về phúc lợi của những người dân sống xung quanh hoặc có thể buộc những nhà máy khác ở gần đó phải tốn kém thêm chi phí để làm sạch nước sông đã bị ô nhiễm mà mình phải sử dụng trong sản xuất. Để cải tạo môi trường cần một khoản chi phí khá lớn.

Ví dụ công ty Vedan đã sản xuất và bán các sản phẩm của mình nhưng chưa bao gồm các khoản “ xử lí chất thải”. Mà các khoản này được tính vào “ chi phí xã hội”. Như vậy sẽ có sự chênh lệch giá với các hãng bột ngọt khác vì những hãng khác phải tính thêm khoản “xử lí chất thải” và như vậy sẽ tăng mức cạnh tranh của hãng.

Các tác động ngoại vi làm ô nhiễm môi trường dẫn đến làm giảm phúc lợi của những người khác. Do đó chính phủ cần có những biện pháp can thiệp chính đáng.

Áp dụng thu thuế môi trường đối với các doanh nghiệp: thuế môi trường là đánh thuế vào một số sản phẩm, hàng hóa gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người: xăng dầu, than, túi nilon...Số tiền doanh nghiệp phải trả dựa trên thành phần chất thải và tải lượng ô nhiễm của doanh nghiệp xả vào môi trường. Với những doanh nghiệp vi phạm mức độ nghiêm trọng (có khí thải, nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5 lần trở lên )...Đã đến lúc cần có những biện pháp cương quyết như vậy thì mới giảm thiểu được sự ô nhiễm môi trường do các doanh nghiệp gây ra.

III.Kết luận

Xét cho cùng, nhà nước vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng trước xã hộivề số lượng cũng như chất lượng dịch vụ công, kể cả các dịch vụ công được thực hiện bởi các công ty tư nhân hay các tổ chức kinh tế-xã hội. Trong khi đó, đối với các công ty tư nhân, các tổ chức, cá nhân đảm nhận các dịch vụ công, lợi ích của chính bản thân họ không phải bao giờ cũng thống nhất với lợi ích của nhà nước, của xã hội. Vì vậy, nhà nước phải tạo ra cơ chế để các tác nhân bên ngoài nhà nước khi đảm nhận các dịch vụ công thực hiện mục tiêu xã hội. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng dịch vụ công để đánh giá hoạt động của các đơn vị cung cấp, giám sát và kiểm tra hoạt động của các cơ sở này. Nhà nước cần định hướng phát triển đối với khu vực tư nhân, hướng khu vực tư nhân vào những lĩnh vực mà tư nhân hoạt động hiệu quả, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm không ngừng cải tiến việc cung ứng dịch vụ công cho xã hội. Điều cốt lõi là nhà nước phải cân nhắc, tính toán và giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa lợi ích của nhà nước, của xã hội với lợi ích của tổ chức và cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ công.

Một phần của tài liệu những hình thức can thiệp đó trong việc cung ứng hàng hóa dịch vụ công của chính phủ Việt Nam hiện nay.doc (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w