Hình ảnh của Âm dương tron gy học

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT ĐỐI VỚI NỀN Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 25 - 26)

Trong việc chữa và phòng bệnh, người Việt Nam đặc biệt chú trọng đến quan hệ biện chứng âm dương, bao gồm 3 mặt quan hệ hết sức mật thiết với nhau, đó là: bảo đảm hài hòa âm dương trong các vị thuốc; bảo đảm sự quân bình âm dương trong cơ thể và bảo đảm sự cân bằng âm dương giữa con người với tự nhiên.

Bằng nhiều cách này hay cách khác, chúng ta có thể phòng và trị bệnh bằng các vị thuốc đưa vào cơ thể thông qua việc ăn uống, thoa bóp, xông hơi, …

Thứ nhất, bảo đảm hài hòa âm dương trong các vị thuốc.

Để tạo nên các bài thuốc có sự cân bằng âm dương, người Việt phân biệt năm mức âm dương của vị thuốc theo ngũ hành, bao gồm: Hàn (lạnh, âm nhiều, hành thủy), Nhiệt (nóng, dương nhiều, hành hỏa), Ôn (ấm, dương ít, hành mộc), Lương (mát, âm ít, hành kim), Bình (trung tính, hành thổ).

Khi bốc thuốc phải tuân thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển hóa khi kết hợp các vị thuốc lại với nhau. Có vậy mới phát huy một cách tối ưu công hiệu, cụ thể khi bệnh có bản chất là nhiệt thì phải dùng thuốc đối lập với nó là thuốc có tính hàn và ngược lại, tùy theo mức độ nhiệt, hàn mà dùng thuốc hàn, nhiệt mạnh hay yếu, liều ít hay nhiều.

- Thứ hai, bảo đảm sự quân bình âm dương trong cơ thể. Người Việt Nam sử dụng các vị thuốc như để phòng bệnh cũng như để trị bệnh. Theo quan niệm của người Việt Nam thì mọi bệnh tật sinh ra là do cơ thể bị mất quân bình âm dương, vị thuốc chính là cách tốt nhất để điều chỉnh sự mất quân bình âm dương ấy, giúp cơ thể khỏi bệnh.

Các nhà y học cổ truyền với thuyết âm - dương cho rằng, nếu chọn thức ăn có tác dụng điều hòa cơ thể đến thế cân bằng âm - dương, thì có thể giữ được trạng thái thoải mái, hưng phấn, khỏe mạnh.

- Thứ ba, bảo đảm sự quân bình âm dương giữa con người và môi trường. Người Việt Nam có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu và theo mùa. Chẳng hạn, mùa hè nóng (nhiệt – hành hỏa) nên ăn các loại thức ăn hàn, lương (mát), có nước (âm – hành Thủy), có vị chua (âm) thì vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu hóa, vừa giải nhiệt. Mùa đông lạnh (hàn – âm) thì nên ăn các loại thức ăn khô, nhiều mỡ (dương), như các món xào, rán, kho…

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT ĐỐI VỚI NỀN Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w