Câu 1. Hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Khó khăn:
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ vừa mới ra đời đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách…
Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc là gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc theo sau các tổ chức phản động Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc)….
Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân đội Anh ra sức mở đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.
Lúc này ở nước ta còn có khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp… Trong khi đó, chính quyền cách mạng mới ra đời, chưa được củng cố,…
Nền kinh tế nông nghiệp nước ta vốn đã lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề; hậu quả nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 vẫn chưa được khắc phục…
Ngân sách Nhà nước hầu như trống rống, …
Các tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân phong kiến để lại hết sức nặng nề, hơn 90% dân ta không biết chữ.
Những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám là rất lớn…
- Thuận lợi:
Cách mạng nước ta lúc này còn có những thuận lợi cơ bản. Đó là:
Nhân dân ta đã giành được quyền làm chủ, phấn khởi gắn bó với chế độ mới. Cách mạng nước ta có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành,…
Câu 2. Hãy cho biết Đảng ta có những chủ trương và biện pháp giải quyết khó khăn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 như thế nào?
a) Bước đầu xây dựng và củng cố chế độ mới về mọi mặt, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính
- Xây dựng chính quyền cách mạng:
Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành với hơn 90% cử tru đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu Quốc hội,…
Ngày 2-3-1946, Quốc hội đã thông qua danh sách Chính phủ Liên hiệp kháng chiến của nước Việt Nam mới…
Sau bầu cử Quốc hội, các địa phương thuộc Bắc bộ và Trung bộ tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.
Lực lượng vũ trang được chú trọng xây dựng. Ngày 22-5-1946, Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời,…
- Giải quyết nạn đói:
Để giải quyết nạn đói, Chính phủ đã đề ra những biện pháp cấp thời như tổ chức quyên góp, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương…
Để bồi dưỡng sức dân, Chính quyền cách mạng ra sắc lệnh bãi bỏ thuế thân… Nhờ những biện pháp trên, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói bị đẩy lùi.
- Giải quyết nạn dốt:
Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ- cơ quan chuyên trách chống “giặc dốt”…
Đến tháng 9-1946, trên toàn quốc đã tổ chức gần 76000 lớp học,…
- Giải quyết những khó khăn về tài chính:
Trước mắt, Chính phủ kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp, xây dựng “Quỹ độc lập”…
Ngày 23-11-1946, Quốc hội quyết định lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.
b) Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng. * Từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946:
- Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam bộ:
Với dã tâm muốn xâm lược nước ta lần nữa, ngày 2-9-1945, thực dân Pháp đã xả súng vào những người mít tinh chào mừng “Ngày độc lập”…
Quân dân Sài Gòn – Chợ Lớn cùng với quân dân Nam bộ đã nhất tề đứng lên chiến đấu bảo vệ tổ quốc…
Phối hợp với các lực lượng vũ trang, nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn triệt phá nguồn tiếp tế của địch…
Trung ương Đảng, Chính phủ đã kịp thời đề ra những chủ tương để lãnh đạo… Ý nghĩa: đã ngăn chặn từng bước tiến công của địch, hạn chế âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của chúng…
- Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bạn phản cách mạng ở miền Bắc:
Ta chủ trương hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc …
Nhằm hạn chế sự phá hoại của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai, ta chủ trương nhân nhượng một số yêu sách về kinh tế, chính trị của chúng…
Đối với bọn phản động tay sai của Trung Hoa Dân quốc ra mặt chống phá cách mạng, chính quyền cách mạng kiên quyết vạch trần bộ mặt bán nước, hại dân của chúng. Bọn phản động gây tội ác đều bị trừng trị theo pháp luật.
Ý nghĩa: chúng ta đã hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai,…
* Từ ngày 6-3-1946 đến ngày 19-12-1946: Hòa hoãn với Pháp nhằm thúc đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta.
- Hiệp ước Hoa – Pháp:
Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết giữa hai chính phủ Trung Hoa Dân quốc và Pháp…
Như vậy, Hiệp ước Hoa – Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường.
+ Hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp… + Hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp …
- Sách lược của Đảng và Chính phủ:
Trước tình hình trên, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh chủ trì, đã chọn giải pháp “hòa để tiến”.
Chiều 6-3-1946 tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với G.Xanhtơni – đại diện Chính Phủ Pháp – bản Hiệp định Sơ bộ.
- Nội dung Hiệp định Sơ bộ:
Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do…
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý để cho 15000 quân Pháp được ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật…
Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở miền Nam…
- Ý nghĩa:
Đây là một chủ trương đúng đắn kịp thời của Đảng và Chính phủ ta, giúp ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi…
Về mặt pháp lí, Chính phủ Pháp đã phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, không còn là thuộc địa của Pháp.
- Tạm ước 14-9-1946:
Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp tại Phôngtennơblô (7-1946) thất bại…
Để kéo dài thêm thời gian hòa hoãn và tỏ rõ thiện chí hòa bình của Việt Nam, Chỉ tịch Hồ Chí Minh đã kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước 14-9-1946…
Việc kí bản Tạm ước đã tạo điều kiện cho ta kéo dài thời gian hòa hoãn…
Như vậy, với sách lược vừa cứng rắn vừa mềm dẻo của Đảng ta, lúc thì tạm hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc để rảnh tay đối phó với Pháp, lúc thì tạm hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước, tạo cho ra có thêm thơi gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mà ta biết rằng không thể tránh khỏi.
Câu 3. Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ?
Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6-9-1946) và Tạm ước (14-9-1946), thực dân Pháp lại tìm cách phá hoại, đẩy mạnh việc chuẩn bị xâm lược mước ta một lần nữa.
Ở Nam bộ và Nam Trung bộ, thực dân Pháp tiến đánh các vùng tự do của ta. Ở Bắc bộ, hạ tuần tháng 11-1946, thực dân Pháp khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
Ở Hà Nội, chúng chiếm một số cơ quan của ta (Bộ Tài chính, Bộ Giao thông công chính), phá các công sự của ta…
Trước âm mưu và hành động của thực dân Pháp, nhân dân ta buộc phải đứng lên chiến đấu để bảo vệ chính quyền cách mạng…Đảng ta đã họp Hội nghị bất thường Ban Thường vụ Trung ương mở rộng (ngày 18, 19-12-1946)….
Câu 4. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện ở những văn kiện nào? Nêu nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến.
- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện ở những văn kiện sau:
Bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 12-12-1946…
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19-12-
1946,…
Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh, viết vào tháng 9-1947…
- Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến là: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
+ Kháng chiến toàn dân: Đường lối này xuất phát từ truyền thống chống ngoại
xâm của dân tộc ta…
+ Kháng chiến toàn diện: Cuộc kháng chiến của ta diễn ra trên tất cả các mặt
trận: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.
+ Kháng chiến trường kì: So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch.
Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng…
+ Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế:
Ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài…
Đường lối kháng chiến của Đảng được hoàn chỉnh hơn trong quá trình kháng chiến, đặc biệt là tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951).
Câu 5. Trình bày cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
- Tại Hà Nội:
Khoảng 20 giờ ngày 19-12-1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện, là tín hiệu bắt đầu cuộc chiến đấu…
Trung đoàn Thủ đô được thành lập, tiến đánh những trận quyết liệt ở Bắc bộ phủ, Nhà Bưu điện,…
Sau hai tháng chiến đấu, ngày 17-2-1947, Trung đoàn Thủ đô rút quân ra hậu phương an toàn.
- Ở các đô thị khác như Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, … quân ta đã tiêu diệt nhiều quân địch.
Câu 6. Trình bày âm mưu, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
- Âm mưu của Pháp:
Sau khi chiếm được hầu hết các đô thị lớn trong cả nước, Pháp âm mưu mở cuộc tấn công lên Việt Bắc.
Tháng 3-1947, Bôlae được cử sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương. Bôlae vạch ra kế hoạch tiến công Việt Bắc…
- Cuộc tiến công lên Việt Bắc của Pháp:
Thực dân Pháp huy động 12000 quân mở cuộc tiến công lên Việt Bắc…
+ Rạng ngày 7-10-1947, một binh đoàn quân dù đổ bộ xuống chiếm Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn …
+ Ngày 9-10-1947, binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thủy đánh bộ theo sông Hồng và sông Lô lên Tuyên Quang, bao vây căn cứ Việt Bắc ở phía tây.
- Cuộc chiến đấu của ta:
+ Chủ trương của ta: Khi Pháp vừa tiến công lên Việt Bắc. Đảng ta chỉ thị … + Diễn biến chiến dịch: Trên các mặt trận, quân dân ta anh dũng chiến đấu… Quân ta đã chủ động bao vây và tiến công địch ở Chợ Mới, Chợ Đồn,… Ở các mặt trận hướng đông, quân ta chặn đánh địch trên Đường sô 4…
Ở mặt trận hướng tây, quân dân ta liên tục chặn đánh địch nhiều trận trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau.
Hai gọng kìm đông và tây của địch bị bẻ gãy. Ngày 19-12-1947, đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc,…
- Kết quả: Quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 tên địch, bắn rơi 16
máy bay…
- Ý nghĩa: với chiến thắng Việt Bắc, cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai
đoạn mới.
Chiến thắng Việt Bắc đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, …
Câu 7. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử mới nào? Nêu diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch.
- Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến:
Bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến của ta có nhiều thuận lợi mới…
Về phía địch, Mĩ từng bước can thiệp sâu và “dính líu trực tiếp” vào cuộc chiến tranh Đông Dương…
Thực hiện kế hoạch Rơve, thực dân Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4, thiết lập “Hành lang Đông – Tây”…
- Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950:
+ Chủ trương của ta:
Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch…
+ Diễn biến:
Sáng ngày 16-9-1950, quân ta nổ súng tiến công Đông Khê…
Để yểm trợ cho cuộc rút quân này, Pháp huy động quân từ Thất Khê tiến lên để chiến lại Đông Khê…
Quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch trên Đường số 4 khiến cho hai cánh quân không gặp được nhau…
Quân Pháp trở nên hoảng loạn, phải rút chạy…
Phối hợp với mặt trận Biên giới, trên các mặt trận khác, quân ta ra sức thu đua giết giặc lập công…
Phong trào du kích chiến tranh phát triển mạnh ở Bình – Trị - Thiên…
+ Kết quả: Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới đã kết thúc thắng lợi. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 địch,…
+ Ý nghĩa: Chiến thắng Biên giới đã khai thông đường liên lạc của ta với các nước XHCN…
Câu 8. Trình bày hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951).
- Hoàn cảnh Đại hội:
Từ năm 1947 đến năm 1950, cuộc kháng chiến của ta thu nhiều thắng lợi về quân sự, ngoại giao. Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào chiến tranh ở Đông Dương…
Tình hình trong nước và thế giới có nhiều chuyển biến mới, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,…
Đại hội họp từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang…
- Nội dung Đại hội:
Đại hội thông qua hai bản báo cáo quan trọng:
Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày …
Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam”… Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác – Lênin riêng,…
Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới… Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị…
- Ý nghĩa Đại hội:
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo cách mạng và trưởng thành của Đảng ta…
Câu 9. Hậu phương kháng chiến từ sau Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng đã phát triển mọi mặt như thế nào?
- Về chính trị:
Từ ngày 3 đến 7-3-1951, Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành một mặt trận duy nhất…
Ngày 11-3-1951, Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập… Phong trào thi đua yêu nước lan rộng trong các ngành, các giới…
- Về kinh tế:
Năm 1952, Chính phủ mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm…
Sản xuất thủ công nghiệp và công nghiệp cơ bản đáp ứng nhu cầu về công cụ sản xuất…
Chính phủ đã đề ra các chính sách nhằm chấn chỉnh chế độ thuế khóa…
Để bồi dưỡng sức dân, năm 1953, Đảng và Chính phủ đã quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất…
- Về giáo dục: ta tiếp tục cuộc cải cách giáo dục (từ năm 1950)…
- Về văn hóa: văn nghệ sĩ hăng hái thâm nhập vào đời sống chiến đấu và sản
xuất…
- Về y tế: công tác chăm lo sắc khỏe cho nhân dân được coi trọng…
- Hoàn cảnh lịch sử mới:
Lực lượng kháng chiến của ta sau 8 năm kháng chiến lớn mạnh một cách toàn