IV. Kết quả hoạt động:
3.4 giải pháp phát triển mảng sản phẩm thanh toán – thẻ ATM
Hiện nay, với doanh số phát hành thẻ của ngân hàng liên tục tăng qua các năm đã cho thấy người dân đã dần chấp nhận việc thanh toán không dùng tiền mặt.
Bằng chứng là đại đa số người dân vẫn xem thẻ ATM như là một nơi chỉ để họ cất tiền, khi cần họ rút tiền mặt để sử dụng chứ không dùng thẻ như một phương thức thanh toán. Thói quen này vẫn tồn tại đa phần là do thiếu sự hiểu biết của người dân nhưng đó cũng chính là thiếu sót của ngân hàng bởi vì sau khi phát hành thẻ cho khách hàng, ngân hàng thường chỉ hướng dẫn sơ lược cho khách hàng biết về các chức năng cơ bản của thẻ như cách đăng nhập vào tài khoản, cách xem số dư nhưng chủ yếu chỉ là cách hướng dẫn cách rút tiền, còn về các chức năng khác như chuyển khoản hay thanh toán bằn thẻ vẫn chưa được quan tâm nhiều. Hiện nay ở Cần Thơ trong lĩnh vực thẻ thì ngân hàng Ngoại Thương và Ngân hàng Đông Á là hai ngân hàng chiếm thị phần cao nhất. Do đó, nếu muốn phát triển trong lĩnh vực này ngân hàng cần:
– Giảm chi phí phát hành và nếu có thể thì mở những đợt phát hành thẻ miễn phí, đặc biệt là phát hành thẻ miễn phí đối với những đối tượng là học sinh, sinh viên và công nhân vì đây là những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Nên rút ngắn thời gian và giảm bớt những thủ tục không cần thiết khi phát hành thẻ.
– Chắc chắn trong một tương lai gần, khi người dân quen với việc sử dụng thẻ thì thẻ ATM sẽ không đơn thuần là chỉ để rút tiền. Hiện nay Sacombank Cần Thơ chỉ có năm sản phẩm thẻ do đó nếu muốn phát triển về mảng thẻ thì ngân hàng cần đa dạng hóa hơn nữa sản phẩm của mình nhằm phục vụ cho từng đối tượng riêng biệt.
– Ngoài ra thị trường thẻ ATM là thị trường tiềm năng đối với các ngân hàng do đó cần tăng cường những lợi ích thanh toán của thẻ như thanh toán tiền điện, điện thoại, thanh toán qua cửa hàng, siêu thị, khách sạn...đặc biệt phát huy vai trò của thẻ quốc tế vì nhu cầu đi nước ngoài của người dân ngày càng tăng. Vì vậy ngân hàng cần có những chính sách tiếp thị, quảng bá những sản phẩm của mình đến mọi tầng lớp dân cư. Cần đẩy mạnh công tác marketing trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình...để tìm nguồn khách hàng mới và bên cạnh đó ngân hàng cần lắp đặt thêm một số máy ATM ở những điểm công cộng như siêu thị hay các khu dân cư đông đúc để tạo thuận tiện hơn cho giao dịch của khách hàng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Tình hình hoạt động của Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2007- 2009 có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng. Thông qua việc phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng giai đọan 2007-2009 ta thấy được một số nét nổi bậc cũng như là những nét còn hạn chế như sau:
* Những nét nổi bậc chính
- Quá trình quản trị rủi ro tín dụng trung và dài hạn tốt.
- Tình hình thu nợ có hiệu quả và nợ quá hạn trên tổng dư nợ là rất ít.
- Quy mô trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn ngày càng mở rộng biểu hiện thông qua tốc độ tăng trưởng hàng năm của doanh số cho vay.
- Thông qua tỷ trọng trong cơ cấu cho vay ta thấy rằng chi nhánh đã đi đúng định hướng mà hội sở đã đề ra là chú trọng phát triển mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
– Tình hình huy động vốn còn yếu, tuy nhiên đã được cải thiện nhưng tốc độ tăng của doanh số cho vay vẫn cao hơn tốc độ tăng của tình hình huy động vốn.
– Rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn ngày càng tăng cao do yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến.
– Để thu hút khách hàng đến giao dịch Sacombank Cần Thơ đã áp dụng mức lãi suất huy động vốn cạnh tranh tương đối cao nên lãi suất cho vay đầu ra cũng tăng tương ứng. Điều này cũng một phần ảnh đến công tác cho vay của ngân hàng.
– Tốc độ tăng doanh số cho vay giảm trong năm 2009 do biến động của thị trường tác động tiêu cực đến khách hàng vay vốn. Thêm vào đó lãi suất cao nên các khoản vay chứa đựng nhiều rủi ro hơn trong hoạt động tín dụng.
Địa bàn hoạt động của Sacombank khá xa đi lại khó khăn nên không ít trở ngại cho việc giám sát quá trình thực hiện vốn vay.
KIẾN NGHỊ
Thông qua sự tìm hiểu về tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng Sacombank Cần Thơ trong giai đoạn 2007-2009 nhóm em có những ý kiến đề xuất như sau :
- Chi nhánh nên tích cực trong việc triển khai các dịch vụ đi kèm hoạt động tín dụng nhằm thu được nhiều lợi nhuận, đồng thời hạn chế được rủi ro có thể xảy ra. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, chúng ta khó có thể kiểm soát hết được hoạt động của khách hàng. Chỉ những khách hàng gắn bó với ngân hàng càng nhiều dịch vụ thì việc kiểm soát tín dụng mới càng chặt chẽ và hiệu quả hơn đặc biệt là mảng tín dụng trung và dài hạn.
Sacombank Cần Thơ cần phát huy hơn nữa các sản phẩm đặc trưng của chi nhánh nên đi sâu khai thác, không ngừng hoàn thiện các sản phẩm riêng so với các NHTM khác để khi nhắc tới sản phẩm dịch vụ ngân hàng khách hàng sẽ nhắc đến Sacombank nhiều hơn.
Chi nhánh cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên đề về các sản phẩm mới của ngân hàng. Khi khách hàng hỏi tới bất kỳ nhân viên nào cũng
có thể giải đáp một cách dễ hiểu cho khách hàng biết, tránh tình trạng khách hàng phải hỏi qua nhiều trung gian.
Chi nhánh thực hiện chính sách giao dịch một cửa cho khách hàng đến giao dịch. Do đó, chi nhánh nên phát huy hơn nữa điểm mạnh này bằng cách thường xuyên củng cố kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên. Từ cung cách phục vụ lẫn trình độ làm việc chuyên nghiệp sẽ tạo được ấn tượng tốt trong lòng mỗi khách hàng.
Mặt khác, chi nhánh cần hình thành nên các mối quan hệ thực sự minh bạch, trong sáng, trung thực, đặc biệt là mối quan hệ với khách hàng.
Chi nhánh Sacombank Cần Thơ là chi nhánh điển hình, tiêu biểu trong việc tuân thủ các nguyên tắc về giờ giấc làm việc, tác phong ăn mặc, giao tiếp và việc thực hiện các quy chế quy định. Đây là thành công bước đầu trong việc chinh phục khách hàng, tạo dấu ấn đối với khách hàng. Đặc biệt là đối với những khách hàng thường xuyên cần vốn và giao dịch với ngân hàng nhiều.