Lý Thượng Văn 李尚文 tên thật là Tường Nam 祥南, tên chữ là Tử Thụy
子瑞, hiệu là Thượng Văn, nguyên tịch là người huyện Đông Hoàn 東莞, tỉnh Quảng Đông 廣東. Ông sinh năm 1914, từ nhỏ đã theo gia đình đến Việt Nam nhưng sớm mồ côi và lập gia đình sớm và trải qua rất nhiều gian khổ, nghèo khó. Ông cũng sớm theo thầy học nghề y, cũng từng học ở Học viện Y dược Trung y hiện đại Hồng Kông, sự nghiệp đang tiến triển thì năm 1975 lại xảy ra cuộc đảo chính bạo loạn của quân khăn đỏ ở Cam - pu- chia, ông phải chạy qua Việt Nam để lánh nạn.
Lý Thượng Văn là một trong những văn sĩ người Hoa rất yêu thích thơ ca, thích sinh hoạt sáng tác văn học. Ông thường làm thơ theo Đường luật, về âm vận, vế đối, ông hết sức cẩn thận, cầu kỳ, nhất là những cảm nhận cuộc sống
trong thời kỳ nhà nước mở cửa. Có người khen thơ ông là “luật thơ xưa, chất tố mới, mang phong cách riêng”. Minh đạo thi từ tập được Nhà xuất bản Văn học dân tộc Hà Nội xuất bản năm 1995, cũng là mừng ông tròn 80 tuổi và chào mừng 20 năm giải phóng miền Nam, ghi nhận những đóng góp của ông đối với sự phát triển của nền văn hóa dân tộc. Tập gồm 192 bài thơ theo nhiều thể Đường luật như tứ tuyệt, bát cú, lại có thêm các bài vịnh, hành… Bố cục của tập thơ được sắp xếp theo:
Phần 1: Cảm vịnh thời sự
Phần 2: Phúc lợi văn hóa giáo dục
Phần 3: Tình cảm của người đối với đất nước Phần 4: Nhớ xưa, thăm cảnh đẹp
Phần 5: Vịnh vật Phần 6: Tạp vịnh