Xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh

Một phần của tài liệu Những giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) nhằm thúc đẩy Xuất khẩu ở Việt Nam.DOC (Trang 30 - 33)

Thúc đẩy triển khai kết quả các cuộc vận động đầu tư tại các nước trong thời gian qua, nhất là tại Nhật Bản trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức của Thủ tướng Chính phủ tháng 10 vừa qua. Công bố Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 và chuẩn bị các tài liệu đầu tư làm cơ sở tiến hành vận động đầu tư theo các phương thức mới. Nghiên cứu để có các giải pháp thu hút đầu tư thích hợp đối với các tập đoàn lớn, tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) của các nước phát triển, trước hết là Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU...,theo cả hai hướng: Thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu; tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phát triển, vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng đầu tư vào Việt Nam. Tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư đồng bộ, thống nhất giữa các cấp, các ngành. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan xúc tiến đầu tư của Trung ương, các địa phương trong khu vực để thực hiện các chương trình xúc tiến, vận động, thu hút đầu tư. Tăng cường và chủ động tiếp xúc với các đối tác trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu môi trường đầu tư và những cơ hội đầu tư của tỉnh. Đặc biệt, cần nhấn mạnh việc Chính phủ chỉ đạo các Bộ , ban ngành , thành phố địa phương … chịu trách nhiệm chủ động lập kế hoạch quảng bá về hình ảnh, thông tin về cơ hội đầu tư của ngành, lĩnh vực mình quản lý; chủ động tiếp xúc, liên hệ với các Bộ, ban, ngành, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty 90, 91 có tiềm năng, các đối tác trong và ngoài nước để đưa các dự án của ngành, địa phương mình quản lý vào quy hoạch phát triển của họ. Qua đó chủ động tổ chức triển khai vận động xúc tiến đầu tư có hiệu quả. Bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời cho công tác xúc tiến đầu tư của các sở, ban, ngành và các địa phương liên quan.Tăng cường gặp gỡ, đối thoại với các nhà đầu tư để giải quyết kịp thời các vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị và triển khai thực hiện các dự án đầu tư.

KẾT LUẬN

Sự khởi sắc trong kết quả thu hút FDI đó của Việt Nam trước hết có thể nhận thấy dễ dàng bời vì Việt Nam kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, đa phương hóa, đa dạng hóa kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo hình ảnh tích cực đối với các nhà đầu tư. Hiệp định thương mại Việt Mỹ (2001), Sáng kiến chung Việt - Nhật (2003), Sáng kiến chung Việt Nam -Singapore có tác động rất lớn lên dòng FDI vào Việt Nam những năm gần đây. Nền kinh tế luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, nhất là về khả năng mở rộng dung lượng thị trường trong nước

Môi trường đầu tư nước ta cũng là một trong những nguyên nhân đem lại những thành tịu đó của FDI : từng bước được cải thiện, hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư nước ngoài đã được hoàn chỉnh hơn, tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và thông thoáng cho hoạt động FDI. Các doanh nghiệp Nhật tham dự hội nghị đánh giá kết quả giai đoạn 1 của “Sáng kiến chung Việt - Nhật ” ngày 22.03.06 tại TP.Hồ Chí Minh nhận định: “Sau hai năm thực hiện, môi trường đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện rõ nét, và đây thực sự là hình mẫu cải thiện môi trường đầu tư”. Báo Cộng hòa Indonesia (số ngày 9.3.06) cũng ca ngợi về môi trường đầu tư thuận lợi ở Việt Nam. Thêm vào đó, tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh được đảm bảo đã làm cho nước ta được cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là địa bàn đầu tư an toàn .“trong bối cảnh thế giới diễn ra rất phức tạp hiện nay, hầu hết các nhà đầu tư đã xem tình hình ổn định về chính trị và an ninh của các quốc gia là vấn đề quan trọng mang tính quyết định khi họ lựa chọn địa bàn đầu tư” ( Tạp Chí Phát triển Kinh tế số Xuân 2004 – Trang 58 ).

Ngoài môi trường đầu tư thuận lợi , chúng ta còn phải nhắc đến những công tác chỉ đạo điều hành của chính phủ, của các Bộ, Ngành và chính quyền

địa phương đã tích cực, chủ động hơn. Trong thời gian qua, chúng ta đã đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một giá, hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí sản xuất, tiếp tục thực hiện việc cải cách hành chính, quan tâm hơn tới việc tháo gỡ kịp thời các khó khăn của nhà đầu tư trong qua trình triển khai dự án.

Tóm lại với 4 nguyên nhân nói trên mà FDI Việt Nam ngày càng khởi sắc, nền kinh tế ngày càng thay da đổi thịt , thúc đẩy toàn bộ đất nước đi lên, giúp Việt Nam sánh vai với với các cường quốc năm châu , ghi dấu ấn trên sân chơi thế giới .

Một phần của tài liệu Những giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) nhằm thúc đẩy Xuất khẩu ở Việt Nam.DOC (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w