Lúc bắt đầu làm việc, khi bật máy lần đầu.

Một phần của tài liệu Gián án tin học lớp 10 chuẩn KTKN Học kì 1 2014 (Trang 25 - 27)

- Khi máy bị treo, hệ thống không chấp nhận tín hiệu từ bàn phím và trên máy không có nút Reset.

* Phương pháp nạp hệ thống bằng nút Reset: được áp dụng trong trường hợp máy bị treo. * Phương pháp nạp hệ thống bằng cách nhấn đồng thời 3 phím Ctrl +Alt +Delete: áp dụng khi đang thực hiện một chương trình nào đó mà bị lỗi song bàn phím chưa bị phong toả.

Đặt vấn đề:- Hệ điều hành và người dùng thường

xuyên phải giao tiếp để trao đổi thông tin trong quá trình làm việc.

- Sau khi nạp hệ điều hành chúng ta sẽ trực tiếp làm việc với hệ điều hành đó. Vậy người sử dụng sẽ giao tiếp với nó như thế nào?

HS: Trả lời- Người sử dụng đưa ra các yêu cầu cho

máy tính xử lý, máy tính có nhiệm vụ thông báo cho người sử dụng biết các bước thực hiện , các lỗi gặp phải và kết quả khi thực hiện chương trình.

GV: Mỗi cách giao tiếp có một ưu điểm khác nhau.

Sử dụng các lệnh làm cho hệ thống biết chính xác công việc cần làm nên lệnh thực hiện ngay. Sử dụng bảng chọn hệ thống cho biết làm những công việc gì và tham số nào được đưa vào. Người dùng chỉ việc lựa chọn biểu tượng nút lệnh thực hiện.

Ví dụ: Khi chúng ta nhấn chuột phải ra vùng trống

của màn hình desktop thì có thêm menu thả xuống, chúng ta lựa chọn một lệnh nào đó.

GV: Nói chung dùng bảng chọn dễ dàng hơn và dễ

hoàn thiện kỹ năng khai thác hệ thống. GV đưa ra VD minh hoạ

Vào menu Start → Run → gõ câu lệnh vào hộp Open

VD: C:\WINDOWS\explorer.exe

2. Cách làm việc với hệ điều hành

Có 2 cách để người sử dụng đưa ra yêu cầu hay thông tin cho hệ thống :

- Sử dụng bàn phím (dùng câu lệnh). - Sử dụng chuột (dùng bảng chọn). *Sử dụng bàn phím (câu lệnh)

- Ưu điểm: giúp hệ thống biết chính xác công việc cần làm và thực hiện lệnh ngay lập tức. - Nhược điểm: Người sử dụng phải biết câu lệnh và phải gõ trực tiếp trên máy tính.

* Sử dụng chuột (bảng chọn)

- Hệ thống sẽ chỉ ra những công việc có thể thực hiện hoặc những giá trị có thể đưa vào, người sử dụng chỉ cần chọn công việc hay tham số thích hợp.

- Bảng chọn có thể là dạng văn bản, dạng biểu tượng hoặc kết hợp và văn bản với biểu tượng. • Sử dụng các lệnh:

- Ưu điểm: Giúp hệ thống biết chính xác công việc cần làm và thực hiện lệnh ngay lập tức. - Nhược điểm: Người sử dụng phải biết câu lệnh và phải gõ trực tiếp trên máy tính.

Đặt vấn đề: Sau khi đã hoàn thiện mọi công việc, ta

muốn tắt máy để nghỉ. Vậy ta nên làm như thế nào để bảo vệ được máy và dữ liệu?

• Cho các nhóm thảo luận về các cách ra khỏi hệ thống.

GV: Sau khi đã hoàn thiện mọi công việc và muốn

ra khỏi hệ thống. Người dùng có thể có những cách nào?

GV: Thông thường người sử dụng chọn chế độ

Shutdown. Khi đó mọi thông tin đã được lưu lại. Chúng ta có thể yên tâm không sợ mất dữ liệu. Các chế độ còn lại đều không an toàn.

• GV sử dụng tranh minh hoạ để hướng dẫn các cách ra khỏi hệ thống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Chọn nút start ở góc trái bên dưới màn hình nền của Windows và chọn một trong các chế độ

3. Ra khỏi hệ thống

- Khi không sử dụng máy (kết thúc làm việc), người dùng phải xác lập chế độ ra khỏi hệ thống để hệ điều hành dọn dẹp các tệp trung gian, lưu các tham số cần thiết, ngắt kết nối mạng,... - Có 3 chế độ thoát khỏi hệ thống:

+) Tắt máy (shut down hoặc turn Off)

-> tắt máy trong trường hợp kết thúc làm việc, HĐH sẽ dọn dẹp hệ thống sau đó tắt nguồn. Mọi thay đổi trong thiết bị hệ thống được lưu vào đĩa cứng trước khi nguồn được tắt.

+)Tạm ngừng (stand By)

-> chọn chế độ này để máy tạm nghỉ trong trường hợp cần ngừng một thời gian, hệ thống sẽ lưu các trạng thái cần thiết, tắt các thiết bị tốn năng lượng. Tuy nhiên nên lưu công việc đang thực hiện trước khi tắt máy bằng Stand by. Khi cần trở lại ta chỉ cần di chuột hoặc nhấn một phím bất kỳ trên bàn phím.

+)Hibernate (ngủ đông): chế độ này để tắt máy sau khi lưu toàn bộ trạng thái đang làm việc hiện thời vào đĩa cứng. Khi hhởi động lại, máy tính nhanh chóng thiết lập lại toàn bộ trạng thái đang làm việc trước đó (ví dụ: Các chương trình đang làm việc, các tài liệu còn mở...)

4.4. Củng cố: - Cách nạp HĐH. - Cách nạp HĐH. Stand by Restart Turn Off Nhấn phím Shift và chọn chế độ Hibernate

- Tập thực hành trên máy tính.

4.5. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài: ”Bài tập và thực hành 3”.

Tiết: 26 Tuần dạy: 13

BÀI TẬP1. MỤC TIÊU 1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

- Hiểu khái niệm tệp và qui tắc đặt tên tệp.

- Hiểu khái niệm thư mục, thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con

1.2. Kĩ năng:

- Đặt được tên tệp, thư mục.

- Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn.

1.3. Thái độ: Luyện tính cẩn thận, chính xác. 2. CHUẨN BỊ

2.1.Giáo viên: Chuẩn bị một số bài tập. 2.2.Học sinh: SGK, vở ghi, đọc bài trước. 3. TRỌNG TÂM

- Biết khái niệm tệp.

- Biết tệp và thư mục phải được đặt tên.

- Biết đường dẫn chỉ cho máy biết vị trí của tệp (thư mục) được lưu trữ.

4. TIẾN TRÌNH

4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 4.2. Kiểm tra bài cũ: Thông qua.

4.3. Bài mới: BÀI TẬP

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Trả lời các câu hỏi

Gv: Gọi tên học sinh trả lời các câu hỏi sau: 1.Tệp là gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Vì sao có thể nói “Cấu trúc thư mục có dạng cây”?

3. Em hãy cho biết quy tắc đặt tên tệp trong Windows. Nêu ba tên tệp đúng và ba tên tệp sai trong Windows?

Hs: Thực hiện yêu cầu

Hoạt động 2: Bài tập

4. Có thể lưu hai tệp với các tên Bao_cao.txt và BAO_CAO.TXT trong cùng một thư mục được hay không? Giải thích.

5. Trong hệ điều hành Windows, tên tệp nào sau đây là hợp lệ?

A) X.Pas.P; B) U/I.DOC; C) HUT.TXT-BMP; D) A.A-C.D; E) HY*O.D; F) H T H.DOC. 6. Trong cây thư mục hình 33 SGK trang 72, hãy chỉ ra đường dẫn đến tệp happybirthday.mp3, EmHocToan.zip,…

1. Tệp, còn được gọi là tập tin, là một tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhơ ngoài, tạo thành một đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lý. Mỗi tệp có một tên để truy cập.

2. Có thể hình dung cấu trúc thư mục như một cây vì: mỗi thư mục xem như một cành, mỗi tệp là một lá. Lá phải thuộc về một cành nào đó. Mỗi cành ngoài lá có thể có các cành con. 3. Quy tắc đặt tên tệp trong Windows:

- Tên tệp không quá 255 kí tự, thường gồm hai phần: phần tên và phần mở rộng được phân cách nhau bằng dấu chấm;

- Phần mở rộng của tệp không nhất thiết phải có;

- Tên tệp không được chứa một trong các kí hiệu sau: \ / : * ? “ < > |

- Tên tệp không phân biệt chữ hoa và chữ thường.

• Ba tên tệp đúng: Quần đảo Trường Sa Giai_pt_bậc_2.Pas DANHSACH.DOC • Ba tên tệp sai: Lớp 10C1. (Sai vì kết thúc bằng dấu chấm) A?bcdg.FE.Mp3 123*abcd”444

4. Không thể lưu hai tệp với các tên Bao_cao.txt và BAO_CAO.TXT trong cùng một thư mục. Vì tên tệp không phân biệt chữ hoa và chữ thường nên hai tên Bao_cao và BAO_CAO sẽ giống nhau. Phần đuôi cũng được coi là giống nhau.

5. Tên tệp trong câu B (chứa kí tự /) và câu E (chứa kí tự *) sai. Các tên còn lại đúng.

6. C:\Downloads\luu\happybirthday.mp3; C:\Downloads\EmHocToan.zip. 4.4. Củng cố: Nhấn mạnh cách đặt tên tệp và thư mục. 4.5. Dặn dò: Học bài và thực hành thêm ở nhà 5. RÚT KINH NGHIỆM

Tiết: 27, 28 Tuần dạy: 14

Bài tập và thực hành 3 LÀM QUEN VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH 1. MỤC TIÊU

1.1. Kĩ năng:

Một phần của tài liệu Gián án tin học lớp 10 chuẩn KTKN Học kì 1 2014 (Trang 25 - 27)