CHƯƠNG III KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch (Trang 42 - 44)

VI. GIẢI PHÁP CHO VIỆC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THANH PHỐ ĐÀ LẠT.

CHƯƠNG III KIẾN NGHỊ

I. Đối với các cơ quan ban ngành chức năng có liên quan đến lĩnh vực du lịch

-Đối với các cơ quan Nhà nước có chức năng liên quan đến ngành du lịch

-Kiến nghị với Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra một số môn học bằng ngoại ngữ vào chương trình giảng dạy của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học ngành du lịch nhằm giúp cho sinh viên nâng cao khả năng ngoại ngữ nói chung và tiếng anh nói riêng.

-Tổng cục du lịch nên quy hoạch mạng lưới và hoàn thành sớm hệ thống trường đào tạo nghiệp vụ du lịch.

-Về phía sở văn hóa-thể thao và du lịch

Cần tổ chức các hội nghị chuyên đề hằng năm về đào tạo nguồn nhân lực du lịch.Nhằm trao đổi kinh nghiệm, xác định khó khăn và tìm cách khắc phục.

Chương trình đào tạo

Tìm cách xóa bỏ khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn.Cần lồng ghép chương trình học lý thuyết đan xen với thực tập, thực tế.

Cần giảm tải số lượng chương trình học đại cương tăng thời lượng dành cho chương trình chuyên môn.

Không nên vận hành theo cách trường cứ đào tạo và đơn vị sử dụng lao động cứ tuyển dụng, cần thống nhất giữa nội dung đào tạo của nhà trường phù hợp với nhu cầu chung của

các đơn vị sử dụng lao động.Chú trọng đào tạo chuyên sâu về trình độ ngoại ngữ và kỹ năng mềm.

-Đổi mới phương pháp giảng dạy,cần phải có những giáo viên có kinh nghiệm thực tế, giaó trình tương ứng với điều kiện hoàn cảnh của du lịch từng vùng miền.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành du lịch với cơ cấu nhân lực phù hợp. Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Thí điểm mô hình dạy nghề có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và từ doanh nghiệp. Coi trọng và tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham gia vào việc phát triển du lịch của đất nước.

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch; chú trọng đúng mức việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch. Xây lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng cho du lịch Việt Nam.

.

Mặt khác hệ thống trường đại học, cao đẳng đào tạo về du lịch cũng nên đổi mới phương thức giảng dạy. Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch như: Đổi mơi chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch cũng là vấn đề cần tính đến. Ngoài ra, chúng ta cũng cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững…

II.Đối với các đơn vị sử dụng lao động tronmg ngành du lịch

Các doanh nghiệp du lịch cần dành kinh phí để đào tạo nguồn nhân lực du lịch của mình. Các doanh nghiệp không nên cho rằng, vấn đề này quá tốn kém mà hãy nghĩ là khi doanh nghiệp mình bỏ ra một đồng đào tạo thì sẽ thu về mười đồng. Bởi vì khi đội ngũ du lịch được phát triển đầy đủ về tri thức, kỹ năng thì sẽ làm hài lòng du khách đến với Việt Nam. Một khi đã hài lòng thì có thể khách du lịch nước ngoài sẽ quay trở lại Việt Nam ở những lần sau nữa.

Vì vậy, chúng ta cần phải đào tạo đội ngũ này làm việc có tính chuyên nghiệp hơn. Các doanh nghiệp du lịch có thể đào tạo nguồn nhân lực của mình bằng cách giao việc cho họ và để họ tự khắc phục và nâng cao nghiệp vụ khi gặp phải sai sót. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nên phát huy hệ thống đào tạo tại chỗ về du lịch cho thật tốt như: Những người nào có kinh nghiệm nhiều thì truyền đạt lại cho người có ít kinh nghiệm hoặc người mới bước vào nghề

Mặt khác, chúng ta cũng nên thuê các chuyên gia nước ngoài xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch (Trang 42 - 44)