a. Khai báo địa chỉ quản lý:
Sau khi bật nguồn cho thiết bị, thiết bị sẽ mất 1 khoảng thời gian là 5 phut để boot, sau khi thiết bị boot xong thì toàn bộ các đèn PWR và act của các card sẽ có màu xanh, đèn fault sẽ tắt hết.
Trước hết phải khai báo địa chỉ IP cho thiết bị:
• Dùng cable chuyên dụng của thiết bị cắm vào cổng CONSOLE trên card SC của thiết bị.
• Chạy Hyper Terminal, chọn cổng COM tương ứng, đặt các option trong COM properties như sau
• Quá trình connect vào thiết bị qua cổng Console cho ta cửa sổ chào yêu cầu nhập User name và password, khai báo các thông số như sau:
Username: root Password: để trống
• Sau khi đăng nhập, gõ phím “I” để vào mục khai báo địa chỉ IP và khai báo các thông số như sau:
o Gõ phím “1” để khai báo Node IP.
o Gõ phím “2” để khai báo Management Node IP.
o Gõ phím “3” để khai báo Subnet Mask. (255.255.255.0) Thực hiện lệnh bằng cách gõ phím Enter
• Sau khi khai báo xong địa chỉ cho thiết bị, bấm phím “X” để thoát ra cửa sổ chính. • Thoát Hyper Terminal
• Sau khi khai báo xong địa chỉ = Hyper Terminal, dùng 1 sợi cable mạng bấm thẳng để kết nối giữa máy tính và thiết bị (1 đầu cắm vào cổng LAN của máy tính, 1 đầu cắm vào cổng MNGT trên card SI-E của thiết bị):
• Log đầu gần:
Sau khi khai báo địa chỉ cho máy tính, ta tiến hành thao tác như sau: Vào menu: Start – Run – gõ “cmd” để vào mục command:
Trong cửa sổ command, gõ lệnh như sau ngay tại dấu nhắc: Add route 10.0.0.1 192.168.1.1 -p
Mục đích để định tuyến các gói tin được gửi từ trạm đến dải địa chỉ quản lý và ngược lại.
• Log đầu xa:
Để log được đầu xa ta phải định tuyến Node IP của trạm đầu xa vào địa chỉ quản lý của trạm đầu gần bằng câu lênh “Add Route”
Ví dụ: Để log được vào trạm TBI từ trạm HBT, trạm TBI có địa chỉ như sau: Node IP: 10.0.0.2
Management IP: 192.168.2.1
Ta vào Run -> cmd để vào cửa sổ command Gõ: add route 10.0.0.2 192.168.1.1 –p