Lợi Nhuận

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH báo cáo tài CHÍNH VIETCOM BANK, VIETIN BANK (Trang 29 - 34)

Lợi nhuận là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của nhà quản lý thành công hay thất bại. Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình thành thêm vốn, đây là điều hết sức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát triển trong

tương lai từ phía các nhà đầu tư. Lợi nhuận còn cần thiết để bù đắp các khoản cho vay bị tổn thất và trích dự phòng đầy đủ. Bốn nguồn thu nhập chính của ngân hàng là:

•Thu nhập từ lãi

•Thu nhập từ lệ phí, hoa hồng

•Thu nhập từ kinh doanh mua bán

•Thu nhập khác

4.1 Tỉ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

•Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) = (Thu lãi cho vay và đầu tư CK – Chi trả lãi tiền gửi và nợ khác)/Tổng tài

sản sinh lời bình quân

Tỉ lệ lãi biên (NIM) thể hiện mức lợi nhuận biên gộp mà ngân hàng thu được từ nghiệp vụ cho vay truyền thống. Đặc biệt đối với các ngân hàng có cơ cấu lợi nhuận thiên về tín dụng như các ngân hàng quốc doanh thì tỉ lệ này ảnh hưởng càng lớn tới bức tranh lợi nhuận chung .

Nếu so sánh 02 ngân hàng có ta có thể nhận thấy mức NIM ở Vietcombank liên tục cao hơn trong suốt 3 năm qua. Vietinbank cao đột biến năm 2010 do thu nhập từ hoạt động từ hoạt động ngoại hối và thu nhập từ dịch vụ khác tăng đột biến, điều này rất rủi

VCB VTB Trung bình

IV. Lợi nhuận 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 1. Thu nhập lãi cận biên 2.80% 2.68% 2.87% 0.57% 0.57% 3.58% 1.68% 1.63% 3.22%

4.2 Tỉ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NIRR)

•Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM) = (Thu ngoài lãi – Chi trả ngoài lãi)/Tổng tài sản sinh lời bình quân

VCB VTB Trung bình

IV. Lợi nhuận 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2.Thu nhập ngoài lãi cận biên 1.25% 0.95% 0.87% 0.19% 0.19% 0.84% 0.72% 0.57% 0.86%

Qua biểu đồ ta thấy thu nhập ngoài lãi của VCB rất cao và có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, ngược lại VTB lại tăng đột biến năm 2010. Năm 2010 khủng hoảng kinh tế nên ngân hàng hạn chế cho vay và tập trung vào hoạt động kinh doanh khác điều này rủi ro rất cao.

4.3 Tỉ suất sinh lời trên tài sản và tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sỡ hữu

ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets): đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản.

ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/ Tổng tài sản

ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). Tài sản của một ngân hàng được hình thành từ huy động và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của của ngân hàng. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì ngân hàng đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

VCB VTB Trung bình

IV. Lợi nhuận 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 4. ROA 1.28% 1.54% 1.37% 0.61% 0.61% 3.06% 0.95% 1.08% 2.21%

Qua đồ thị ta thấy ROA của VCB tăng giảm không đáng kể qua các năm điều đó chứng tỏ được bản lỉnh của một ngân hàng lớn. Tuy nhiên với ưu thế của ngân hàng lớn thì ROA như vậy là chưa tốt. Đối với VTB thì ROA tăng đột biến năm 2010 có thể do ngân hàng hoàn thành mức vốn điều lệ là 3000tỷ là sử dụng vốn có hiệu quả, tuy nhiên mức thu nhập này từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hoạt động dịch vụ thì chưa được ổn định, ngân hàng nên ổn định ROA bằng lợi nhuận cho vay thì tốt nhất.

ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equyty): là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên

Công thức:

ROE = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/ Vốn cổ phần thường

Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu nào.

Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là ngân hàng đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

•ROA (>1%)

•ROE ( 15-20%)

VCB VTB Trung bình

IV. Lợi nhuận 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 3. ROE 20.57% 23.61% 19.81% 2.07% 2.07% 8.15% 11.32% 12.84% 13.98%

Qua đồ thị ta thấy ROE của VCB cao hơn và hấp dẫn hơn ROE của VTB, điều đó chứng tỏ trên thị trường chứng khoán giá cổ phiếu VCB hấp dẫn hơn CTG.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH báo cáo tài CHÍNH VIETCOM BANK, VIETIN BANK (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w