tốt nghiệp. Kiến thức để thực hiện đồ án này khá rộng và thời gian thực tập có hạn nên em mới chỉ nghiên cứu được phần tổng quan về mạng cảm biến không dây và không tránh khỏi nhiều thiếu sót, nên em mong thầy thông cảm và chỉ bảo cho em. Để hoàn thành đồ án em cần phải cố gắng nhiều và chắc sẽ còn gặp nhiều khó khăn nên em rất mong có sự chỉ bảo và giúp đỡ của thầy. Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Trung Dũng.
LỜI KẾT
Khoa học và công nghệ đã mang lại cho nhân loại những bước tiến vượt bậc về công nghệ. Và mỗi khi công nghệ mới ra đời thì sẽ xuất hiện những làn sóng đấu tranh phản bác, xuất hiện những ý kiến tranh cãi trái ngược nhau mà cái đích cuối cùng là làm sao cho công nghệ đó sẽ phục vụ đắc lực cho thực tế cuộc sống.
WSN đã ra đời là sự kết hợp thành công của một loạt những thành tựu khoa học về công nghệ mạng máy tính. Rồi bên cạnh đó ta có thể thấy được những ứng dụng thực tế của nó trong nhiều mặt thực tế cuộc sống. Và rồi có thể trong tương lai WSN sẽ biến đổi thế giới này giống như sự ra đời của bao công nghệ khác.
Để mang lại lợi ích tối ưu cho người sử dụng thì tốt nhất là tận dụng các điểm mạnh riêng biệt của mạng cảm ứng, đó là các sensor giá thành thấp, tiêu thụ ít năng lượng và có thể thực hiện đa chức năng. Những sensor này có kích cỡ nhỏ và thực hiện chức năng thu phát dữ liệu và giao tiếp với nhau chủ yếu thông qua kênh vô tuyến. Dựa trên cơ sở đó người ta thiết kế ra mạng cảm biến nhằm phát hiện ra những sự kiện hoặc hiện tượng, thu thập và truyền dữ liệu cảm biến được đến người dùng cuối.
Tuy nhiên, WSN vẫn còn rất nhiều vấn đề cần hoàn thiện đặc biệt là vấn đề năng lượng và duy trì nguồn năng lượng cho các nút cảm biến. Các nhà khoa học trên thế giới đã không ngừng nghiên cứu và đưa ra công nghệ mới để cải thiện tất cả các phân lớp trong cấu trúc node cảm biến mà mục đích cuối cùng là đưa WSN trở nên thân thiết gần gũi với cuộc sống hơn.
Trong phạm vi báo cáo thực tập này, em đã nghiên cứu được những nét khái quát nhất về mạng cảm biến. Cũng do thời gian nghiên cứu còn ít nên những kiến thức của em chưa thực sự mới và không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của các thầy cô trong bộ môn cũng như trong khoa báo cáo của em và những nghiên cứu sau này sẽ còn thành công hơn nữa.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Trung Dũng – Bộ môn Hệ thống viễn thông – Khoa Điện tử viễn thông – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và định hướng cho chúng em thực hiện thành công báo cáo này.
Hà Nội, tháng 2 năm 2009 Sinh viên